Văn học

Tổng hợp những bài thơ hay viết về Bác Hồ kính yêu

19. Bài thơ “Thǎm Pác Bó” của Xuân Diệu (10-1964) Nước từ gốc đá chảy tuôn Suối xanh ngǎn ngắt một nguồn vô biên. Xuôi xa rồi lại trào lên Cây thài lài tía mọc bên đá ghềnh. Một vùng thuần khiết non xanh Như mang ánh mắt tinh anh Bác Hồ. Hãy còn bàn đá nhấp nhô Bác ngồi dịch sử, nghĩ cho muôn đời (1). Rau mǎng cháo bẹ dâng Người, Ngày ra bờ suối, tối thời vào hang. Nơi đây Bác vạch đường quang Mở ra sông núi, gồm sang biển trời. Cải soong dưới suối đâm tươi Xuống làng mái ngói điểm vui các nhà. Thǎm hang trước, nhớ ngày xa Bác trồng khóm trúc nay đà xanh um (2)

(1) Hồi ở Pác Bó, Hồ chủ tịch đã dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô (B) ra Tiếng Việt, làm tài liệu học tập cho cán bộ cách mạng.

(2) Dưới núi, nước phía bên Tuyên Quang chảy sang bên này (Cao Bằng) như từ trong đá chảy ra. Tháng Mười, đồng bào trồng cải soong. Ngày 20/2/1961, sau hai mươi nǎm, Bác về thǎm lại Pác Bó, có trồng một khóm trúc làm kỷ niệm.

20. Bài thơ “Trăm năm nhớ một chuyến đò” của Thanh Tịnh (9/1969) Nhớ một tối giữa rừng Việt Bắc Được xuống đò theo Bác sang ngang Núi xe viền ánh trǎng vàng Có đôi mắt sáng điểm màn trời sao. Đó là Bác mà nào biết trước Tưởng cụ già miền ngược sang sông Dao rừng cài gọn bên hông Gậy song cắp nách, túi vòng qua vai.

21. Bài thơ “Đọc thơ Bác” của Hoàng Trung Thông (5-1960) Ngục tối, trái tim càng cháy lửa Xích xiềng không khóa nổi lời ca Trǎm sông nghìn núi chân không ngã Yêu nước yêu người yêu cỏ hoa. Đọc lời thơ Bác tâm hồn Bác Một tấm gương trong chẳng bụi mờ Bóng cây đại thụ trùm xanh mát Cánh rộng chim bằng bay tự do. Tự do! Gươm súng nào ngǎn được Biển rộng sông dài ý chí cao Thân ở trong tù, lòng ở Nước Bay quanh hồn mộng ánh vàng sao. Khi chim rừng ca rộn núi Khi nhìn khóm chuối ánh trǎng soi Lao lung vẫn giữ lòng thư thái Nắm chắc trong tay cả cuộc đời. Tôi đọc trǎm bài trǎm ý đẹp A’nh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

22. Bài thơ “Người đã thấy Mặt trời Tháng Mười” của Sergei Aphonin

Những hàng tre hiện về trong giấc ngủ Và bến cảng Sài Gòn, và hình bóng mẹ cha Tim nhức nhối nỗi đớn đau ly biệt Người nén lòng vượt lên mọi buồn đau Trong ngục tối người làm thơ Nhật ký Ánh Thái dương xuyên vượt cả màn đêm Và rọi soi tận sâu thẳm tâm hồn Gió quê hương vỗ về Người, an ủi Trước Lăng Người bao vòng hoa tươi thắm Của bạn bè khắp năm châu bốn biển Trong tim ta Hình ảnh của Bác Hồ Và Di huấn của Người còn sống mãi Ba Đình – Ngày tuyên ngôn độc lập Lời Bác Hồ còn mãi ngân vang Cả dân tộc Việt Nam như một Cùng nguyện thề gìn giữ núi sông.

23. Bài thơ “Thấm trong Di chúc” củaVũ Quần Phương(12-1969)

Suốt một đời Bác đã nghĩ về ta Đến phút cuối tim Bác trào lên bút Chữ xô dòng, lòng Bác buốt thương dân.

Ôi miền Nam không kịp nữa về thǎm Nỗi nhớ tỏa trên mọi nhà mọi ngõ, Phút chia biệt Bác nói lời đoàn tụ Câu dặn dò nghe ấm vị hàn huyên. Bác đi rồi còn trao lại niềm tin Con không khóc, nhưng cứ trào nước mắt “… đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc” (1)

Bác Hồ ơi! Ngày đó chẳng còn xa Ai ngờ đâu, tháng 9 mồng 3…

Quá thương đời và lo nỗi dân đau, Bác cố tránh nói những lời ly biệt Mượn câu thơ để khuây lòng thương tiếc. Ôi lòng Người đo sao hết mông mênh Nghĩ việc gì Bác cũng nghĩ từ dân Nói về Đảng cũng vì dân mà nói, Nước còn giặc, dân còn khi lạnh đói Bác đắng lòng trong mỗi miếng cơm ǎn, Thắng quân thù dẫu phải mấy mươi nǎm Nhưng hạt thóc rụng giữa đồng Bác tiếc. Nguồn biển lớn uống muôn đời không hết Vẫn kính nhường từng hạt nước trong sông. Bác Hồ ơi! Vị muối mặn con ǎn Đã kết đậm bao tình thương của Bác, Manh áo ấm con mặc khi trở rét Đã dệt vào trǎm mối Bác lo toan. Phút giã từ trong ánh mắt đǎm đǎm Nỗi ưu ái lại trào lên lần chót: Hãy giữ đức cho trong, giữ lòng cho khiết Sống kiệm cần, tương kết tương thân… Ôi giọng Người hiền như giọng cha ông Cứ mộc mạc mà thấm vào mãi mãi, Con nghe Bác hiểu thêm tầm thời đại Sáng thêm lòng nhân ái Việt Nam ta.

Trọn một đời Bác chung thủy gần xa Trǎm ơn nghĩa luôn nặng đằm bên dạ. Lời vĩnh biệt đã thành lời cảm tạ Giọng khiêm nhường ôm bốn bể anh em. Thế kỷ này đâu phải đã bình yên Trái tim lớn nặng niềm đau mặt đất. Tình bè bạn, phút ra đi, còn nhắc Dao cắt lòng nhưng vẫn ngập yêu tin.

Lần đầu tiên Bác nói đến niềm riêng, Cả nước khóc nghe những lời dặn cuối. Ôi trời rộng và núi cao vời vợi Sông biển nào sánh được Bác thương ta! Bữa cơm ǎn vẫn quen nhút quen cà, Lúc nhắm mắt xin dâng đừng tang chế. Ôi tim Bác sao mà mênh mông thế! Gương trong ngần cho muôn thuở cùng soi.

Triệu lòng người cùng cất gọi: Bác ơi! “Muôn vàn tình thương yêu” Bác gửi lại trong lời

Chúng con đọc nghẹn ngào thấm thía Tay Bác yếu không còn đều nét chữ Tim Bác đập vẫn đồng bào đồng chí Giây cuối cùng Bác vẫn gánh lo toan. Bác Hồ ơi xin Bác cứ yên tâm! Lời Bác dặn chúng con xin nguyện ước.

Mỗi giọt lệ thấm xuống dòng Di chúc. Một lời nguyền vang đến suốt mai sau.

(1) Trích trong Di chúc

24. Bài thơ “Viếng Lǎng Bác” của Viễn Phương (4/1976)

Con ở miền Nam ra thǎm lǎng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lǎng Thấy một mặt trời trong lǎng đất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trǎng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lǎng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn là cây tre trung hiếu chốn này.

25. Bài thơ “Nổi trống đồng non nước Việt Nam ơi!” của Trích Lữ Huy Nguyên (1976)

Hành quân

“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” Tiếng xe xích rùng rùng sức bão Cờ Mặt trận bay trên tháp pháo Thơ Bác dồn thêm sức chiến xa.

Những tháng, nǎm, heo hút giữa rừng già Con đường nhỏ, chân người xen dấu hổ Vệt khắc cây mở lối mòn bữa đó Giờ thênh thang đại lộ Hồ Chí Minh

Mới nǎm nào mắc võng giữa rừng xanh Tiếng nai gộ còn làm ta ngơ ngác Đang cơn sốt mở dài nghe thơ Bác: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”.

Bác Hồ ơi! Toàn thắng đã về ta Kính dâng Bác một mùa sen lịch sử Các mũi tiến công như cánh hoa tung nở Hương Tháng Nǎm thơm mát dạ Người.

Đã về ta toàn vẹn đất trời Từ con sông nǎm nào đưa tiễn Bác Các cỗ pháo gầm lên tấu nhạc Nổi trống đồng! Non nước Việt Nam ơi!

Trở về

Sau bao nǎm khắc nghiệt sống trên rừng Vị môn thục còn đằm trong kỷ niệm Đáy ba lô vẫn giữ gìn nếp võng Sợi dây dù cuốn gọn giắt ngang lưng

Sải bước chân đi giữa phố phường đông Dòng đại lộ gợi nhớ màu con thác Dưới chân ta đôi dép mòn vẹt gót Niềm tự hào bao nǎm tháng gian lao

Xe vút nhanh như từng trận mưa rào Hanh hao nắng nhớ rừng trưa bóng rợp Rừng sǎng leó, rừng lim, rừng khộp… Những cánh rừng trên một neóo Trường Sơn.

Trước quân thù lòng chất chứa hờn cǎm Để bùng nổ niềm vui này trọn vẹn Đi dép cao su, làm nên nghiệp lớn Đôi dép này xưa Bác vẫn từng đi

Thành phố mang tên Người, sau dằng dặc phân ly Giờ đoàn tụ cuộc đời như treó lại Sài Gòn ơi! lòng vui khẽ gọi Ta đã về sau những tháng, nǎm xa

Ta đã về trong nhịp Tiến quân ca Nơi Bác Hồ ra đi cho hôm nay ta đến “Hòn ngọc Viễn Đông” sáng ngời bốn biển Nổi trống đồng! Non nước Việt Nam ơi!

26. Bài thơ “Nén hương nhớ Bác” của Huy Cận (1973)

I. Hai chị em

Bà Thanh(1)ra thǎm Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ.

Chị đến thǎm em là Chủ Tịch Cho em thân thiết một bu gà. Chị em bǎm bốn nǎm xa cách Chuyện nước, tình quê: “Chị đó a?”

II. Bàn việc nước

Bác Hồ dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng đêm trước hôm Bác đi Paris hồi tháng 5-1946

“Tôi đi, cụ chớ lo chi cả. Quyền nước, lòng dân: cụ ở nhà” Hai chén trà khuya sương nhẹ tỏa Một câu “bất biến”(2)dặn phòng xa.

(1)Bà Thanh: chị ruột của Bác Hồ, đã từng hoạt động cách mạng trong hàng chục nǎm; có ra thǎm Bác Hồ sau khi Bác ở chiến khu về Hà Nội. Hai chị em trong phút đầu gặp nhau chỉ thốt ra: “Em đó à!” “Chị đó à!”

(2)Đêm đó (25-5-1946), cụ Huỳnh có hỏi Bác Hồ về việc nước nên thế nào trong lúc gặp khó khǎn thì Bác Hồ trả lời: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Còn nữa

Huyền Trang (tổng hợp)

Back to top button