Hoá học

Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 166 167 sgk Hóa Học 12

Hướng dẫn giải Bài 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng sgk Hóa Học 12. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 166 167 sgk Hóa Học 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

I – KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Cấu hình electron

– Cr : [Ar]3d54s1 .Crom có 6e hóa trị ở phân lớp 3d và 4s, do đó số oxi hóa +1 đến +6.

– Cu : [Ar]3d104s1. Đồng dễ nhường 1 e ở phân lớp 4s nên có số oxi hóa +1 và có thể nhường 1e ở phân lớp 3d nên có số oxi hóa là +2.

2. Tính chất

– Crom là kim loại hoạt động mạnh yếu hơn Zn và mạnh hơn Fe. Crom tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất trong điều kiện đun nóng.

– Đồng là kim loại hoạt động khá yếu. Đồng đứng sau Hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không khử được H+ của các dung dịch HCl và H2SO4 loãng.

II – BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 166 167 sgk Hóa Học 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 166 hóa 12

Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

(Cubuildrel {left( 1 right)} over longrightarrow CuSbuildrel {left( 2 right)} over longrightarrow Cu{left( {N{O_3}} right)_2}buildrel {left( 3 right)} over longrightarrow Cu{left( {OH} right)_2} buildrel {left( 4 right)} over longrightarrow CuC{l_2}buildrel {left( 5 right)} over longrightarrow Cu)

Bài giải:

Các phương trình hóa học:

(1) $Cu + S xrightarrow{{{t^0}}} CuS$

(2) $3CuS + 14HNO_3 → 3Cu(NO_3)_2 +3H_2SO_4 + 8NO↑ + 4H_2O$

(3) $Cu(NO_3)_2 + 2NaOH → Cu(OH)_2↓+ 2NaNO_3$

(4) $Cu(OH)_2 + 2HCl → CuCl_2 + 2H_2O$

(5) $CuCl2 xrightarrow{{đp{text{dd}}}} Cu + Cl2$.

2. Giải bài 2 trang 166 hóa 12

Khi cho 100 gam hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dich NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy phần rắn không tan cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định các thành phần % khối lượng của hợp kim.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

$2Al + 2NaOH + 2H_2O → 2NaAlO_2 + 3H_2↑$

$0,2 ←0,3 (mol)$

$⇒ m_{Al} = 27.0,2 = 5,4 (gam)$

$⇒ %m_{Al} = frac{5,4}{100}.100% = 5,4 %$.

Gọi số mol của $Fe$ và $Cr$ trong hỗn hợp là $x$ và $y$.

$Fe + 2HCl → FeCl_2 + H_2↑$

$x → x(mol)$

$Cr + 2HCl → CrCl_2 + H_2↑$

$y → y (mol)$

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

$left{ begin{array}{l} x{rm{ }} + {rm{ }}y{rm{ }} = ;;frac{{38,08}}{{22,4}} = {rm{ }}1,7{rm{ }};{rm{ }} 56x{rm{ }} + {rm{ }}52y{rm{ }} = {rm{ }}94,6{rm{ }}; end{array} right. Rightarrow left{ begin{array}{l} x = 1,55 y = 0,15 end{array} right.$

$⇒ m_{Fe} = 56.1,55 = 86,8 (gam)$

$⇒ %m_{Fe} = frac{86,8}{100}.100% = 86,8 %$.

$⇒ m_{Cr} = 52.0,15 = 7,8 (gam)$

$⇒ %m_{Cr} = frac{7,8}{100}.100% = 7,8 %$.

Vậy có $5,4 % Al, 86,8 %Fe$ và $7,8 %Cr$ trong hợp kim.

3. Giải bài 3 trang 167 hóa 12

Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.

D. 3,36 lít.

Bài giải:

Ta có:

(m_{Cu}=frac{14,8.43,24}{100}=6,4 (gam)).

$⇒ m_{Fe} =14,8 – 6,4 = 8,4 (gam)$.

Phương trình hóa học:

$Fe + 2HCl → FeCl_2 + H_2↑$

(n_{H_{2}}=n_{Fe}=frac{8,4}{56}=0,15)

$⇒ V_{H_2} = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)$.

⇒ Đáp án: D.

4. Giải bài 4 trang 167 hóa 12

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc).

Hiệu suất của phản ứng khử CuO là :

A.70%.

B. 75%.

C. 80%.

D. 85%.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

(CuO + H_2 xrightarrow{{{t^0}}} Cu + H_2O) (1)

Vì chất rắn X tác dụng với $HNO_3$ tạo ra khí $NO$ ⇒X phải có $CuO$ và $Cu$ dư.

$3Cu + 8HNO_3 → 3Cu(NO_3)_2 + 2NO↑ + 4H_2O$ (2)

$CuO + 2HNO_3 → Cu(NO_3)_2 + H_2O$ (3)

Ta có: $n_{NO} = 0,2 ,mol$.

Theo phương trình (2) ta có:

(n_{Cu}=dfrac{3}{2}n_{NO}=0,3 ,mol);

(n_{HNO_{3}} =dfrac{8}{3}n_{NO}=0,8 ,(mol)).

Theo phương trình (3):

(n_{CuO}=dfrac{1}{2}n_{HNO_{3}}=dfrac{1}{2}(1-0,8)=0,1 ,(mol)).

$⇒ n_{CuO ,ban ,đầu}= n_{CuO} + n_{Cu ,dư} = 0,1 + 0,3 = 0,4 ,(mol)$

Hiệu suất của quá trình khử $CuO$ là :

(H = dfrac{0,3}{0,4}.100%= 75%).

⇒ Đáp án: B.

5. Giải bài 5 trang 167 hóa 12

Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch , sấy khô thì thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là :

A.9,3 gam.

B. 9,4 gam.

C. 9,5 gam.

D. 9,6 gam.

Bài giải:

Gọi số mol của $Fe$ phản ứng là $x (mol)$

Phương trình hóa học:

$Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu↓$

$x → x (mol)$

$∆m_{tăng} = m_{Cu} – m_{Fe}$

$⇒ 64x – 56x = 1,2$

$⇒ x = 0,15 ,(mol)$

$⇒ m_{Cu}­ = 0,15.64 = 9,6 (g)$

⇒ Đáp án: D.

6. Giải bài 6 trang 167 hóa 12

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng để giải phóng khí nào sau đây?

A. NO2.

B. NO.

C. N2O.

D. NH3.

Bài giải:

Phương trình hóa học:

$3Cu + 2NaNO_3 + 4H_2SO_4 → 3CuSO_4 + Na_2SO_4 + 2NO↑ + 4H_2O$

⇒ Đáp án: B.

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 165 sgk Hóa Học 12

Bài tiếp theo:

  • Bài 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom Hóa Học 12

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 12
  • Để học tốt môn Vật Lí 12
  • Để học tốt môn Hóa Học 12
  • Để học tốt môn Sinh Học 12
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 12
  • Để học tốt môn Lịch Sử 12
  • Để học tốt môn Địa Lí 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 12 (Sách Học Sinh)
  • Để học tốt môn Tin Học 12
  • Để học tốt môn GDCD 12

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 12 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Back to top button