Hoá học

Giải Hóa 10 Bài 2: Nguyên tố Hóa học Kết nối tri thức

Giải Hóa 10 Bài 2: Nguyên tố Hóa học Kết nối tri thức được đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp chi tiết các nội dung câu hỏi trong Bài 2 Nguyên tố Hóa học SGK Kết nối tri thức. Hy vọng thông qua các nội dung câu hỏi, sẽ giúp bạn đọc nắm được chắc các kiến thức nội dung bài học. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Bài trước đó: Giải Hóa 10 Bài 1 Thành phần của nguyên tử Sách Kết nối tri thức

Câu mở đầu trang 17 Hóa 10 Kết nối tri thức

Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân thì có đặc điểm gì chung? Giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton và số electron có mối liên hệ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân sẽ thuộc cùng nguyên tố hóa học

Nguyên tử trung hòa về điện là nguyên tử có tổng điện tích âm của các electron bằng tổng điện tích dương của hạt nhân (proton)

Mà số proton trong hạt nhân = số đơn vị điện tích hạt nhân

Vậy số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron

I. Nguyên tố hóa học

Câu 1 trang 17 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân

B có Z = 8

D có Z = 9

E có Z = 8

G có Z = 7

Vậy ta xét nguyên tử nào có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân thì sẽ thuộc cùng nguyên tố hóa học

=> Nguyên tử B và E thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (Z = 8)

II. Kí hiệu nguyên tử

Câu 2 trang 18 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Kí hiệu của một nguyên tử có ta biết:

+ Số đơn vị điện tích hạt nhân hay còn gọi là số hiệu nguyên tử Z

Số hiệu nguyên tử = Số proton = số electron

+ Số khối của nguyên tử A

Số khối = Số neutron + số proton

+ Kí hiệu tên nguyên tố đó X

Ví dụ: cho biết:

+ Nguyên tử đồng có kí hiệu: Cu

+ Số hiệu nguyên tử của đồng bằng 29 = số prtoton = số electron

+ Số khối của đồng = 63 nên số neutron = 63 – 29 = 34

Câu 3 trang 18 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

a) Nitrogen (số proton = 7 và số neutron = 7)

Nguyên tử Nitrogen có kí hiệu là N

Nitrogen có số proton là 7:

=> Z = P = 7

Số khối của Nitrogen: A = số proton + số neutron = 7 + 7 = 14

=> Kí hiệu của nguyên tử Nitrogen:

b) Phosphorus (Số proton = 15 và số neutron = 16)

Nguyên tử Phosphorus có kí hiệu là P

Phosphorus có số proton là 15:

=> Z = P = 15

Số khối của Phosphorus: A = số proton + số neutron = 15 + 16 = 31

=> Kí hiệu của nguyên tử Phosphorus:

c) Copper (Số proton = 29 và số neutron = 34).

Nguyên tử Copper có kí hiệu là Cu

Copper có số proton là 29:

=> Z = P = 29

Số khối của Copper: A = số proton + số neutron = 29 + 34 = 63

=> Kí hiệu của nguyên tử Copper:

III. Đồng vị

Câu 4 trang 18 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

a)

+)

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

=> Z = P = E = 14

Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)

=> N = A – P= 28 – 14 = 14

+)

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

=> Z = P = E = 14

Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)

=> N = A – P= 29 – 14 = 15

+)

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

=> Z = P = E = 14

Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)

=> N = A – P= 30 – 14 = 19

b)

+)

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

=> Z = P = E = 26

Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)

=> N = A – P= 54 – 26 = 28

+)

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

=> Z = P = E = 26

Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)

=> N = A – P= 56 – 26 = 30

+)

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

=> Z = P = E = 26

Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)

=> N = A – P= 57 – 26 = 31

+)

Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

=> Z = P = E = 26

Số khối A = Số neutron (N) + số proton (P)

=> N = A – P= 58 – 26 = 32

IV. Nguyên tử khối

Câu 5 trang 20 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Ta có: 20Ne chiếm 90,0%; 21Ne chiếm 1,0%; 22Ne chiếm 9,0%

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình

=>

Vậy nguyên tử khối trung bình của Ne là 20,19

Câu 6 trang 20 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Vì giá trị nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó.

Câu 7 trang 20 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Gọi tỉ lệ đồng vị trong tự nhiên là a

Tỉ lệ đồng vị trong tự nhiên là (100 – a)

Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546

=>

=> a% = 72,5%

Vậy phần trăm số nguyên tử đồng vị tồn tại trong tự nhiên là 72,5%

Bài tiếp theo: Giải Hóa 10 Bài 3 Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử

V. Câu hỏi trắc nghiệm luyện Hóa 10 Bài 2

Để có thể củng cố, nâng cao kiến thức, cũng như rèn luyện các kĩ năng thao tác giải bài tập. VnDoc đã biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan có đáp án: Mời các bạn làm trực tiếp dưới đây:

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Giải Hóa 10 Bài 2: Nguyên tố Hóa học Kết nối tri thức. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Lý 10 Kết nối tri thức và Toán 10 kết nối tri thức, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Bài tiếp theo: Giải Hóa 10 Bài 3

Back to top button