Sinh học

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17 (mới 2023 + Bài Tập): Mối quan hệ giữa gen và ARN

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

I. ARN

1. Cấu trúc hóa học của phân tử ARN

– ARN (axit ribônuclêic) cũng được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.

– ARN thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn so với ADN.

– ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của ARN là 4 loại nuclêôtit là A, U, X, G.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 1)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 1)

* Phân biệt cấu tạo ARN và ADN:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 1)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 1)

Sự khác nhau về cấu tạo hóa học giữa ARN và ADN

2. Các loại ARN

Tùy theo chức năng, ARN được chia thành 3 loại bao gồm:

– ARN thông tin (mARN): có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

– ARN vận chuyển (tARN): có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

– ARN ribôxôm (rARN): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin.

II. ARN ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC NÀO?

1. Thời gian và vị trí diễn ra

– Vị trí diễn ra: Xảy ra tại NST ở kì trung gian khi NST đang ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.

– Thời gian: Quá trình tổng hợp các loại ARN diễn ra chủ yếu trong nhân.

2. Diễn biến

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN (ảnh 1)

Sơ đồ tổng hợp phân tử ARN

Các loại ARN đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch gốc của ADN dưới tác động của enzim theo nguyên tắc bổ sung theo diễn biến:

– Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen được tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn.

– Các nuclêôtit ở mạch gốc của ADN liên kết với nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung để hình thành dần dần mạch ARN: Agen liên kết với Utự do, Tgen liên kết với Atự do, Xgen liên kết với Gtự do, Ggen liên kết với Xtự do → Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn của gen chỉ khác T được thay thế bằng U.

– Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào để tổng hợp prôtêin.

→ Mối quan hệ giữa gen và ARN: ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Do đó, trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa Gen và ARN

Câu 1: (NB) Các nguyên tố hóa học ở trong thành phần cấu tạo ARN là

A. C, H, O, N, P.

B. C, H, O, P, Ca.

C. K, H, P, O, S.

D. C, O, N, P, S.

Câu 2: (NB) ARN có cấu trúc không gian là

A. chuỗi xoắn đơn.

B. chuỗi xoắn kép.

C. hai chuỗi xoắn kép.

D. hai mạch đơn.

Câu 3: (TH) Điều nào sau đây nói về ARN là sai?

A. Có khối lượng, kích thước lớn hơn ADN.

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

C. Chỉ có cấu tạo một mạch đơn.

D. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết phôtpho dieste.

Câu 4: (TH) Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là

A. đại phân tử.

B. có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

C. chỉ có cấu trúc một mạch.

D. được tạo từ 4 loại đơn phân.

Câu 5: (TH) Đâu không phải là đặc điểm thể hiện sự giống nhau giữa ARN với ADN?

A. Đều là axit nuclêic.

B. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit.

C. Các nuclêôtit đều liên kết nhau theo chiều dọc để tạo nên chuỗi pôlynuclêôtit.

D. Đều có các loại nuclêôtit là A, G, X.

Câu 6: (NB) Loại bazơ nitơ có ở ARN và không có ở ADN là

A. ađênin.

B. timin.

C. uraxin.

D. guanin.

Câu 7: (TH) Tính đặc thù của mỗi mARN do yếu tố nào sau đây quy định?

A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử.

B. Khối lượng và kích thước ARN.

C. Tỉ lệ A + U / G + X.

D. Số lượng, trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử.

Câu 8: (NB) Chức năng của tARN là

A. truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm.

B. vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin.

C. tham gia cấu tạo nhân của tế bào.

D. tham gia cấu tạo màng tế bào.

Câu 9: (NB) rARN có vai trò nào dưới đây?

A. Vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin.

B. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp.

C. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm.

D. Tham gia cấu tạo màng tế bào.

Câu 10: (NB) Loại ARN nào sau đây không thể hiện nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc?

A. tARN.

B. mARN.

C. rARN.

D. Cả 3 loại ARN.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Thực hành: quan sát hình thái nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 15: ADN

Lý thuyết Bài 16: ADN và bản chất của gen

Lý thuyết Bài 18: Cấu trúc prôtêin

Lý thuyết Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Back to top button