Hỏi đáp

Một số sự kiện trong ngày 31 tháng 7:

Nǎm 1928 đồng chí được cử vào Kỳ bộ Bắc Kỳ của “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội”. Nǎm 1929, đồng chí là người đứng ra thành lập Tổng Công hội Bắc Kỳ. Ngày 3-2-1930, tham gia thành lập Đảng cộng sản Đông Dương với tư cách là đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng. Cuối nǎm 1930, được cử đi công tác ở Trung Kỳ, rồi được bầu vào Ban thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ, phụ trách tuyên huấn. Cuối nǎm 1931, bị bắt ở Vinh. Ngày 31-7-1932, đồng chí bị thực dân Pháp xử chém tại Hải Phòng, lúc đó đồng chí mới 24 tuổi.

* Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất họp ngày 31-7-1946. Vấn đề trung tâm Hội nghị thảo luận là củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Hội nghị nhận định chính sách xâm lược của thực dân Pháp từ khi có phái đoàn Chính phủ ta sang Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức là: “Về quân sự thì khiêu khích lấn dần, về chính trị thì chia rẽ để chờ thời cơ lật đổ Chính phủ ta. Hội nghị định rõ đường lối cơ bản của Đảng trong giai đoạn này là “thống nhất bên trong, tìm bạn bên ngoài” và ” tích cực sẵn sàng về quân sự và chính trị đối phó với những bất trắc có thể xảy ra”.

* Đơni Điđơrô (Denis Diđerot) là nhà vǎn, nhà lý luận và phê bình, nhà triết học lớn của nước Pháp từ trần ngày 31-7-1784. Ông cùng với Đalambe, chủ biên bộ “Bách Khoa toàn thư” đầu tiên trên thế giới; xác định những quy tắc của thể loại kịch, sáng lập môn phê bình nghệ thuật.

Tác phẩm chính của Điđơrô gồm có: “Những tư tưởng triết học”, “Đứa con hoang”, “Nữ tu sĩ”.

* Phriđích Vuêlơ (Frederie Wohler) sinh ngày 31-7-1800. Nǎm 1920 ông vào trường đại học Hâyđenbéc. Hai nǎm sau ông đã điều chế được các dẫn xuất của Axít xyanhiđric và xác định thành phần của nó. Nǎm 1828, ông tổng hợp được một chất hữu cơ từ các chất vô cơ và chính điều này đã giáng một đòn vào học thuyết duy tâm về “Sinh lực” và kích thích sự phát triển của hoá học hữu cơ mà chính ông là người sáng lập.

Nǎm 1827, ông tìm ra phương pháp điều chế nhôm kim loại. Những công trình của Vuêơ đóng góp lớn vào việc nghiên cứu tính chất và các phương pháp điều chế những nguyên tố như: Canxi, phốtpho, titan, vanađi, niobi. Ông mất nǎm 1882.

* Prem Chanđơ là nhà vǎn hiện thực lớn của Ấn Độ. Ông sinh ngày 31-7-1880. Ban đầu ông đã viết truyện thiếu nhi, về sau viết khá nhiều truyện ngắn, phê bình vǎn học, dịch truyện.

Các tác phẩm chính của ông là: “Đất nước bỏng lửa” là một bản cáo trạng hùng hồn đối với thực dân Anh. Tiểu thuyết “Việc nhà, tổ ấm của tình yêu”, “Gôđan” là bộ tiểu thuyết kết tinh phong trào yêu nước chống đế quốc của nhân dân Ấn Độ. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội các nhà vǎn Ấn Độ. Ông đã có công làm cho hai ngôn ngữ Urơđu và Hinđu đạt đến một ngữ pháp chuẩn mực, một khả nǎng diễn đạt giản dị, trong sáng. Ông mất nǎm 1936.

* Vào ngày 31-7-1886, Pharen Lixtơ qua đời ở quê hương Hunggari của ông.

Sinh nǎm 1811, Lixtơ là nhà dương cầm điêu luyện, nhà soạn nhạc, nhà lý luận, nhạc trưởng lỗi lạc, nhà lý luận và nhà sư phạm. Từ nǎm 9 tuổi Lixtơ đã đi biểu diễn, nǎm 10 tuổi đã hoà chung với dàn nhạc, nǎm 12 tuổi đến Pari học tập, làm quen với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Lixtơ thành công nhất trong lĩnh vực viết cho Piano và giao hưởng, thơ giao hưởng.

Back to top button