Hoá học

Backing soda là một thành phần không thể thiếu trong nhiều công thức làm bánh và làm đẹp. Vậy Baking soda là gì? Người ta sản xuất hợp chất này bằng cách nào? Chúng còn có những công dụng tuyệt vời nào nữa? Bài viết sau đây VIETCHEM sẽ cùng bạn đi giải đáp mọi thắc mắc về hợp chất hóa học này!

Baking soda là gì?

Baking soda là một hợp chất muối của Na với gốc HCO3. Tinh thể chúng là một chất rắn, màu trắng, không mùi, có vị mặn. Thông thường, chúng ta vẫn thấy baking soda tồn tại ở dạng bột mịn.

Đây là chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dược phẩm và là một phụ gia thực phẩm thuộc nhóm INS500 (gồm Natri cacbonat, Natri hidrocarbonat và Natri sesquicacbonat). INS (International Numbering System) là hệ thống đánh chỉ số quốc tế do Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế Codex xác định cho mỗi chất phụ gia. Theo hệ thống “số E” của châu Âu, baking soda được gọi là E500.

Baking soda là gì?

Baking soda là gì?

Các đặc trưng vật lý, hóa học của baking soda

1. Tính chất vật lý của baking soda

Baking soda là một chất rắn màu trắng dạng tinh thể đơn tà, hơi mặn, dễ hút ẩm nhưng tan ít trong nước và tạo ra khí CO2 khi có sự hiện diện của ion H+ . Nó có tính kiềm giống như loại soda dùng trong tẩy rửa.

2. Tính chất hóa học của baking soda

Do có nguyên tử H linh động trong thành phần gốc axit nên baking soda có tính axit yếu. Đồng thời, vì là muối của axit yếu nên NaHCO3 có thể tác dụng với axit mạnh hơn như HCl…và giải phóng khí CO2, do đó NaHCO3 thể hiện tính bazơ mạnh hơn tính axit.

Baking soda có công thức hóa học NaHCO3

Baking soda có công thức hóa học NaHCO3

  • Trong dung dịch nước thì NaHCO3 bị thủy phân tạo thành môi trường bazo yếu.

NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

Môi trường bazo này có thể khiến quỳ tím chuyển màu nhưng không đủ mạnh để làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.

  • NaHCO3 tác dụng với axit mạnh tạo thành muối, nước và giải phóng khí CO2

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

  • Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazo mới.

NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O

Hoặc tạo thành hai muối mới

  • NaHCO3 tác dụng với NaOH tạo thành muối trung hòa và nước.

NaHCO3 + NaOH→ Na2CO3 + 2H2O

  • Dưới tác dụng của nhiệt độ, baking soda chuyển hóa qua lại với Na2CO3 theo phản ứng.

2NaHCO3 ←t°→ Na2CO3 + H2O + CO2

Quy trình sản xuất baking soda

  • Baking soda phần lớn được sản xuất bằng công nghệ Solvay, bằng cách cho canxi cacbonat, natri clorua và amoniac tác dụng với nhau.
  • NaHCO3 có thể được tạo ra từ phản ứng của cacbon dioxit với dung dịch natri hydroxit trong nước.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Tiếp tục cho cacbondioxit đến dư để tạo natri bicacbonat. Cô đặc dung dịch đủ để thu được muối khan:

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

Những công dụng tuyệt vời của baking soda

  • Backing soda được dùng làm trắng răng, giúp thơm miệng, tạo sự tự tin khi giao tiếp.

Tẩy trắng răng bằng bột baking soda với kem đánh răng

Tẩy trắng răng bằng bột baking soda với kem đánh răng

  • Hỗ trợ chữa những vùng da bị cháy nắng, giúp làm mềm da.

Chữa vùng da bị cháy nắng

Chữa vùng da bị cháy nắng

  • Giúp trị mụn đầu đen, và làm mờ sẹo cho da.
  • Người ta còn dùng backing soda để gội đầu, ngăn ngừa sắc tố melanin sản sinh giúp giảm thâm.
  • Hợp chất này được dùng để tẩy da chết, tẩy trắng vùng da khủy tay, dưới cánh tay.

Giảm thâm, tẩy da chết

Giảm thâm, tẩy da chết

  • Nó còn có khả năng khử mùi hôi cho cơ thể như vùng nách, chân.
  • Làm sạch chổi cọ, dụng cụ trang điểm.
  • Có thể sử dụng backing soda để giảm chứng ợ nóng, khó tiêu.
  • Trong chế biến đồ ăn, backing soda được thêm vào để tạo độ mềm và xốp.

Baking soda được dùng để tạo độ mềm xốp cho bánh

Baking soda được dùng để tạo độ mềm xốp cho bánh

  • Tăng hiệu quả tập thể dục thể thao.
  • Làm mềm thịt, giúp các món hầm nhanh nhừ.

Làm mềm thịt, giúp các món hầm nhanh nhừ

Làm mềm thịt, giúp các món hầm nhanh nhừ

  • Làm xanh rau khi nấu ăn, dùng để rửa các loại trái cây, rau củ.

Làm xanh rau khi luộc với baking soda

Làm xanh rau khi luộc với baking soda

  • Giúp quần áo trẻ em trắng mới, mềm mại mà không gây kích ứng da như các loại xà phòng giặt thông thường.
  • Giảm ngứa cho những vết côn trùng cắn.
  • Có thể dùng để hút ẩm cho tủ quần áo, giúp áo quần thơm tho.
  • Hợp chất nàu có khả năng dập tắt các ngọn lửa nhỏ.
  • Tẩy rửa bếp nấu ăn, nhà tắm, máy giặt.

Tác dụng tẩy rửa của baking soda

Tác dụng tẩy rửa của baking soda

Tác dụng tẩy rửa của baking soda

  • Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau cơ, mệt mỏi, đầy hơi và đau dạ dày.
  • Giảm ho, đau họng, cân bằng độ pH, cảm lạnh.
  • Kháng khuẩn, diệt kí sinh trùng, nấm
  • Hỗ trợ việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu.

Những lưu ý khi sử dụng banking soda

Tuy nhiên, khi sử dụng baking soda để ăn uống, cần lưu ý liểu lượng vì quá liều sẽ gây mất cân bằng axit – bazo, gây buồn nôn, tiêu chảy, co thắt, khát nước,…

Hơn nữa, một số đối tượng không nên sử dụng baking soda cho đường ăn uống, bao gồm:

  • Bệnh nhân phù nề, mắc bệnh gan, thận hoặc cao huyết áp.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Xin ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng baking soda.

Hướng dẫn cách bảo quản baking soda

Baking soda sử dụng được khá lâu nếu bạn lưu ý để bảo quản đúng cách:

  • Nếu bảo quản với lượng lớn, bạn có thể đựng baking soda vào một lọ thủy tinh và đậy kín, sau đó bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh để chúng ở những nơi ẩm ướt cũng như nhiệt độ trên 50 độ C.

Mong rằng bài viết về baking soda là gì? Tác dụng của baking soda sẽ có ích cho các bạn, giúp cuộc sống dễ dàng, thoải mái hơn bằng những mẹo đơn giản, vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. Để có thể mua được sản phẩm chất lượng, bạn có thể ghé thăm các cửa hàng bánh, siêu thị, đôi khi là quầy thuốc tây. Đừng quên tham khảo các bài viết khác tại vietchem.com.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé.

Back to top button