Sinh học

Vi sinh vật là gì? Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm

1. Khái niệm vi sinh vật là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP nêu rõ:

Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi, bao gồm prion, vi khuẩn, vi rút, vi nấm và ký sinh trùng

Vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật là gì? (Ảnh minh họa)

2. Đặc điểm của vi sinh vật

2.1. Kích thước nhỏ

Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, được tính theo đơn vị Micromet ( 1μm = 10-3mm) trung bình từ 0.2-10μm và con người không quan sát được bằng mắt thường. Để quan sát kỹ được hình dạng và kích thước thước của vi sinh vật thì con người phải quan sát chúng dưới kính hiển vi.

2.2. Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh

Tuy vi sinh vật có kích thước nhỏ, nhưng lại có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh vượt xa các nhóm vi sinh vật khác.

Trong 1 giờ, vi khuẩn Lactobacillus có thể phân giải một lượng đường Lactose nặng hơn 1000-10.000 lần so với khối lượng cơ thể chúng.

Vi khuẩn Lactobacillus
Vi khuẩn Lactobacillus (Ảnh minh họa)

Năng lượng chuyển hóa nhanh của vi sinh vật có thể đem đến tác dụng lớn trong thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày.

2.3. Sinh trưởng và phát triển nhanh

Vi sinh vật sinh trưởng và phát triển nhanh đến mức có thể nói không loài sinh vật nào có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh như vi sinh vật.

Vi khuẩn E.coli trong điều kiện phù hợp cứ 20 phút lại phân chia 1 lần. Sau 24 giờ, từ 1 tế bào E.coli ban đầu sẽ sinh ra 4,7.1021 tế bào.

Vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn E.coli (Ảnh minh họa)

2.4. Khả năng thích nghi tốt, dễ phát sinh biến dị

Vi sinh vật có thể tồn tại được ở những môi trường khắc nghiệt mà nhiều sinh vật khác không thể tồn tại được. Phần lớn vi sinh vật đều có thể tồn tại trong môi trường Nito lỏng (-196 °C). Chính vì đặc tính trên nên hầu hết các viện nghiên cứu và trung tâm kiểm nghiệm đều bảo quản các chủng vi sinh vật quý ở trong môi trường nito lỏng.

Vi sinh vật cũng dễ dàng phát sinh biến dị vì chúng là tế bào đơn bào, đơn bội dễ dàng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống tự nhiên.

2.5. Phân bố rộng, nhiều chủng loại

Vi sinh vật là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất, chúng có sự phân bố rộng khắp và nhiều chủng loại. Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, trong đất, không khí, thực phẩm, trong cơ thể người và động vật, …

3. Vi sinh vật có những nhóm nào?

3.1. Phân loại các vi sinh vật theo nhóm lợi ích

Dựa trên lợi ích của vi sinh vật thì ta chia chúng thành 02 nhóm:

– Vi sinh vật có hại: Nhóm vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi , cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch và đường tiêu hóa.

– Vi sinh vật có lợi: Nhóm vi sinh vật xuất hiện trong thực phẩm, các vi sinh vật có lợi cho cây trồng như vi khuẩn cố định đạm Azotobacter, vi sinh vật có lợi cho con người như vi khuẩn Probiotic giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, …

Vi khuẩn Probiotic
Vi khuẩn Probiotic (Ảnh minh họa)

3.2. Phân loại các vi sinh vật theo nhóm nguy cơ

Theo Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP phân loại vi sinh vật theo các nhóm nguy cơ.

Các vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho con người được phân thành 4 nhóm:

– Nhóm 1: nhóm vi sinh vật chưa hoặc ít có khả năng gây bệnh cho cá thể và cộng đồng, bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy nguy cơ gây bệnh cho người;

– Nhóm 2: nhóm vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng ở mức độ thấp nhưng nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình, gồm các nhóm vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người nhưng ít gây bệnh nặng, có khả năng lây truyền bệnh sang người nhưng có các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, có các loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả trong trường hợp người bị nhiễm bệnh;

– Nhóm 3: nhóm này có nguy cơ lây nhiễm cao ở cá thể nhưng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng ở mức độ trung bình, bao gồm các nhóm vi sinh vật có khả năng lây truyền sang người và gây bệnh nặng cho người. Có các biện pháp giúp phòng, chống nhiễm bệnh do vi sinh vật gây ra, có thuốc điều trị hiệu quả các trường hợp người bị mắc bệnh;

– Nhóm 4: nhóm vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao, bao gồm các nhóm vi sinh vật có khả năng truyền bệnh và gây bệnh nặng ở người. Hiện tại vẫn chưa có các biện pháp phòng tránh, chống lây nhiễm bệnh, chưa có thuốc điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.

4. Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm

Theo Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-BYT ban hành danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ như sau:

Tóm lại Vi sinh vật là gì? Qua bài đọc trên chúng đã đã hiểu rõ được về khái niệm vi sinh vật, đặc điểm và danh mục các loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm hiện nay.

Back to top button