Tranh

Ví dụ về cạnh tranh

Cạnh tranh là khái niệm xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cuộc sống sinh hoạt đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao…Vậy Cạnh tranh là gì? Ví dụ về cạnh tranh? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất , kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

Thị trường là cơ chế trao đổi giữa người mua và người bán về một loại hàng hoá hay dịch vụ. Giữa nhà cung cấp và khách hàng luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau.

Khách hàng luôn mong muốn mua được sản phẩm phù hợp nhu cầu nhất với giá rẻ nhất có thể. Nhà cung cấp thì lại mong bán được sản phẩm nhanh để thu được nhiều lợi nhuận, tiếp tục đầu tư sản xuất.

Chính vì nhu cầu, lợi ích khác nhau giữa khách hàng và nhà cung cấp chính là nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường với mục đích tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình.

Các chủ thể kinh doanh phải sử dụng các phương thức, thủ đoạn kinh doanh, còn gọi là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp để ganh đua với nhau.

Trong cuộc cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, năng suất và chất lượng cũng khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh nhau về giá cả.

Kết quả cuộc cạnh tranh, có người thắng – kẻ thua. Người thắng sẽ mở rộng được thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận, có lượng khách hàng ổn định. Trái lại kẻ thua mất đi khách lạng và có thể phải rời khỏi thị trường đó.

Ngoài ra, do nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh nên nguồn cung trong thị trường tăng lên dẫn đến việc các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trong thị trường.

Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh các rủi ro, bất lợi trong sản xuất – lưu thông hàng hóa, dịch vụ thì cạnh tranh giữa các chủ thể doanh nghiệp là điều tất yếu.

Mục đích của cạnh tranh

Cạnh tranh là sự thi đua, đấu tranh giữa các cá nhân với nhau hoặc các cơ quan tổ chức với nhau để có thể đạt được ưu thế. Trong kinh doanh, khái niệm cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh về mặt kinh tế để có thể đạt được nhiều lợi nhuận bằng các phương thức khác nhau.

Các chủ thể kinh tế cạnh tranh nhau vì nhiều mục đích, có thể kể đến các mục đích như:

– Gây ảnh hưởng

– Giành uy tín cho doanh nghiệp hoặc có thể để phục vụ xã hội

– Có chỗ đứng trong thị trường, có nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng… thuận lợi cho sự phát triển, đạt doanh thu cao

– Giành được nhiều lợi thế, tránh được các rủi ro, thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh

– Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi, nỗ lực để phát triển. Cạnh tranh là động lực cho các doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh tốt hơn, thúc đẩy việc mở rộng thị trường. Đó cũng là con đường để tồn tại, duy trì của doanh nghiệp

– Cạnh tranh cũng chính là động lực phát triển kinh tế thị trường, tạo ra sức ép đồng thời kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển

Thị trường hội nhập cạnh tranh được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng để phát triển kinh tế, phát triển các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội

Cạnh tranh tồn tại khi trên thị trường có quyền tự do hành xử và các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm khi tiến hành cạnh tranh giành cơ hội phát triển

Các loại cạnh tranh

+ Cạnh tranh giữa người bán với nhau

+ Cạnh tranh giữa người mua với nhau

+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành

+ Cạnh tranh giữa các ngành

+ Cạnh tranh trong nước với nước ngoài

Ví dụ về cạnh tranh

Cạnh tranh gồm có nhiều loại khác nhau:

– Cạnh tranh giữa người bán với nhau

Ví dụ: trên cùng một dãy phố, có rất nhiều cửa hàng bán đồ quần áo. Do đó, họ cần phải có sự cạnh tranh để thu hút khách hàng về cửa hàng của mình. Muốn vậy, các chủ tiệm phải có được mẫu đồ đẹp, giá phải chăng, thái độ phục vụ tốt….

– Cạnh tranh giữa người mua với nhau.

Ví dụ: Hoa và Lan đi chợ mua đồ làm rằm và họ đều nhìn thấy một con gà trống rất đẹp và muốn mua nó. Gà thì chỉ còn một con, mà hai người ai cũng muốn mua. Do đó, để giành con gà đó về mình, hai người đã nâng giá con gà lên. Ai có mức giá cao hơn thì sẽ bán cho người đó.

– Cạnh tranh giữa các ngành

Ví dụ: Hiện nay, bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang rất cạnh tranh với nhau.

– Cạnh tranh trong nước với nước ngoài

Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ví dụ về cạnh tranh. Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc nào khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

Back to top button