Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Trông Nông Nghiệp
Ứng Dụng Công Nghệ Vi Sinh Trông Nông Nghiệp
Việt Nam ngày càng được nhiều nước trên thế giới biết đến với những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như: lúa, gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, thanh long, vú sữa…
Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước góp phần thúc đầy nền nông nghiệp phát triển. Do đó, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt mức độ thâm canh cao. Một bộ phận không nhỏ đã lạm dụng ngày càng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất, nước… để chạy theo năng suất và sản lượng. Hệ quả, nông dân không chỉ tốn nhiều chi phí cho hóa chất mà hệ vi sinh vật đất và chất lượng đất bị tàn phá nghiêm trọng.
Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thóai hóa. Dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất. Hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao. Nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Thêm vào đó là diễn biến thất thường của thời tiết làm cho trồng trọt về sau này càng khó khăn hơn.
Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ. Với việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đặc biệt, là công nghệ sinh học trong đó công nghệ vi sinh là nền tảng. Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé không thể nhìn bằng mắt thường. Mà phải quan sát chúng dưới kính hiển vi với sự phóng đại vài trăm lần. Nhưng hoạt động sống và tạo sinh khối của chúng thì rất lớn. Thậm chí chúng được các nhà khoa học. Ví như những nhà máy công nghiệp tí hon.
Qua nghiên cứu, ứng dụng những kỹ thuật tiến bộ vào việc tìm ra những chủng vi sinh với những đặc điểm, tác dụng vượt trội của chúng. Nên ngày nay vi sinh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: công nghiệp, nông nghiệp, chế biến và bảo quản lương thực thực phẩm, y học và bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Việc hiểu biết những vai trò to lớn của vi sinh để từ đó ứng dụng, phục vụ đắc lực cho các mặt của ngành nông nghiệp là chủ trương, định hướng trước mắt và lâu dài của nước ta. Cũng như các nước khác trên thế giới.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường.
Thực tế đã chứng minh, vi sinh có những vai trò và tác dụng rất lớn cho ngành nông nghiệp. Cả trong ngành trồng trọt và chăn nuôi với những ưu điểm vượt trội như sau:
- Giúp cân bằng hệ sinh thái trong đất nói riêng và môi trường nói chung.
- Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất. Góp phần tăng độ phì nhiêu và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, sâu hại cho đất.
- Giúp lưu giữ và sản sinh nước
- Giúp lưu trữ chất dinh dưỡng.
- Kiểm soát dòng chảy của phân bón.
- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
- Tiêu diệt côn trùng gây hại. Giảm thiểu bệnh hại và góp phần tăng sức đề kháng. Tăng sức chống chịu cho cây trồng, vật nuôi khi gặp những điều kiện bất lợi.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp. Góp phần làm sạch môi trường.
1. Nông nghiệp
Trong nông nghiêp tác dụng vô cùng quan trọng của vi sinh trong cải tạo đất. Bao gồm những vi sinh cố định Nito trong đất như: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azoterbacter, Rhizobiu, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella, …
Vi sinh vật phân giải lân khó tan như sau: Aspergillus niger, Pseudomonas sp, Bacillus sp và một số loài sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây (Micorhiza sp)
2. Trong phòng trừ sâu, bệnh hại
Có các loại như : Mycoinsecticides (thuốc trừ sâu từ nấm), Myconematicides (thuốc trừ tuyến trùng từ nấm), Nhóm Nấm bẫy tuyến trùng, Nhóm ký sinh trên tuyến trùng. Nhóm ký sinh trên trứng, Mycoherbicides (thuốc diệt cỏ từ nấm). Việc ứng dụng những nhóm vi sinh này giúp giảm thiểu tới 20-30% tình trạng sâu, bệnh hại trên cây trồng.
3. Ứng dụng để ủ và sản xuất các loại phân hữu cơ vi sinh:
Được sản xuất từ các phế thải hữu cơ trong nông nghiệp như: phân chuồng, rơm rạ, bã ngô, vỏ cà phê, bánh dầu, phế phụ phẩm trong thủy sản… Trộn chung với vi sinh vật. Thông thường họ sẽ chuyển những vi sinh vật chuyển hóa Cellulose, Hemicellulose, Trichoderma reesei, Penicilium sp,. Các vi sinh vật trong nhóm xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi giúp chuyển hóa nhanh các chất khó tan thành dạng dễ hấp thu và khử mùi hôi.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi
- Men vi sinh xử lý phèn
- Chế phẩm xử lý khí độc H2S Rhodo Power
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
4. Trong chăn nuôi, thú y:
Ứng dụng công nghệ sinh học trong vi sinh sản xuất ra nấm men, acid amin, vitamin. Khử mùi hôi chuồng trại, làm đệm lót sinh học giúp gia súc, gia cầm. Giúp tăng nhanh về trọng lượng, sức đề kháng và sức chống chịu với bệnh tật.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM ANI dùng trong chăn nuôi
5. Những ứng dụng trong ngành thủy sản:
Với những vai trò và lợi ích của công nghệ vi sinh mang lại trong nông nghiệp đã được Công ty CP ĐT TM DV Tin Cậy đã trình bày như trên. Quý bà con cần có thêm những lưu ý khi sử dụng những chế phẩm vi sinh khi đem ra ứng dụng thực tế như sau:
Phải hiểu hoạt động và vai trò của vi sinh vật:
Khi đưa vi sinh vật vào môi trường không phù hợp sẽ không tồn tại và phát triển. Vi sinh vật nói chung, muốn ức chế nấm bệnh, ức chế tuyến trùng, muốn làm hoai mục phân chuồng khi ủ, cải tạo đất. Thì phải tạo ra được các men, các enzyme. Chính các men này mới có các khả năng trên. Trường hợp nếu muốn chúng trực tiếp cạnh tranh thức ăn, ký sinh gây hại lên các đối tượng khác. Thì việc trước tiên phải làm cho chúng sống sót và phát triển.
Do vậy, cách chọn vi sinh vật để đưa vào môi trường nào là quan trọng nhất. Và giải pháp được xem như là tối ưu, hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay là cách dùng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM1. Vì chế phẩm EM1 bao gồm 80 loài vi sinh khác nhau . Và oàn toàn có lợi nên đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Với sự đa dạng về thành phần vi sinh vật của chế phẩm EM1. Thì chắc chắn sẽ không sợ không có vi sinh nào tồn tại.
Phải bổ sung dinh dưỡng, kích hoạt để tập đoàn vi sinh vật ngày càng mạnh và nhiều trước khi đem sử dụng.
Sử dụng mật rỉ đường như một nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng và dễ hấp thu nhất cho vi sinh vật.
- Các dụng cụ đựng, ngâm, ủ chế phẩm vi sinh phải được vệ sinh sạch sẽ. Khi ủ phải tránh ánh nắng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
- Khi sử dụng những chế phẩm vi sinh này cho cây trồng phải luôn giữ ẩm cho đất,. Không dùng các chất kháng sinh, diệt khuẩn, hóa học khi đang sử dụng chế phẩm vi sinh.
- Sử dụng đúng liều lượng, đúng cách cho từng loại chế phẩm vi sinh.
- Sử dụng những sản phẩm vi sinh có bao bì, nhãn mác rõ ràng. Do những đơn vị có uy tín cung cấp
Mọi thắc mắc về ” Ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp tại Việt Nam”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ