Hỏi đáp

Tước quân tịch là gì? Những trường hợp bị tước quân tịch 2023

Tước quân tịch là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu các quy định xoay quanh quân nhân, những người làm việc trong quân đội. Pháp luật hiện hành có quy định thế nào về vấn đề này, trường hợp nào thì bị tước quân tịch? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết sau đây cùng Công ty Luật ACC để hiểu hơn về vấn đề tước quân tịch.

Tước quân tịch là gì

Tước quân tịch là gì?

1. Tước quân tịch là gì?

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không quy định về thuật ngữ tước quân tịch, đây là thuật ngữ được sử dụng thường ngày. Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân. Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 cũng quy định về hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân chuyên nghiệp.

Thông qua đó, có thể hiểu tước quân tịch là một thuật ngữ thường gọi, dùng để chỉ về hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân. Người bị áp dụng “tước quân tịch” sẽ bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân, các quyền lợi của quân nhân và gia đình họ cũng bị tước bỏ.

2. Các trường hợp bị tước quân tịch

Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì có thể bị kỷ luật tước quân tịch (tước danh hiệu quân nhân):

– Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:

  • Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
  • Lôi kéo người khác tham gia;
  • Trong sẵn sàng chiến đấu;
  • Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

– Dùng lời nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên trong trường hợp:

  • Là sĩ quan;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Lôi kéo người khác tham gia.

– Người chỉ huy hoặc cấp trên dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới trong trường hợp:

  • Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng trong trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Lôi kéo người khác tham gia;
  • Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

– Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự nếu:

  • Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
  • Khi đang làm nhiệm vụ;
  • Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
  • Lôi kéo người khác tham gia.

– Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:

  • Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm;
  • Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;
  • Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
  • Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

– Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản trong trường hợp:

  • Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
  • Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự;
  • Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

– Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự trong trường hợp:

  • Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
  • Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu;
  • Không có biện pháp tích cực ngăn chặn.

– Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:

  • Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
  • Lôi kéo người khác tham gia;
  • Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;
  • Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Ai sẽ bị tước quân tịch?

Việc tước quân tịch chủ yếu áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

3.2 Thời hiệu đối với hành vi bị kỉ luật tước danh hiệu là bao lâu?

Điểm b khoản 1 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định rõ không áp dụng thời hiệu đối với hành vi vi phạm đến mức phải tước danh hiệu quân nhân.

3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về tước quân tịch là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về tước quân tịch là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về tước quân tịch là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi tước quân tịch là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: [email protected]
  • Website: accgroup.vn
Back to top button