Hỏi đáp

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức – chi tiết

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

– Chú ý ngôi kể và lời kể của người kể chuyện để chỉ ra điểm nhìn của người kể là “lúc đó” hay “bây giờ”.

Lời giải chi tiết:

– Ngôi kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.

– Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”, tại thời điểm khi mà nhân vật “tôi” bắt đầu trò đùa của mình, nói “tôi yêu em” với Na-đi-a mỗi khi đi trượt tuyết.

Câu 2 (trang 53, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

– Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.

Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

– Chú ý đoạn văn trang 54 để tìm ra câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

Câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu “Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”.

Câu 4 (trang 55, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

– Lưu ý những câu văn miêu tả tâm trạng của Na-đi-a để giải thích lý do nàng “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.

Lời giải chi tiết:

Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.

Câu 5 (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài:Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

– Đọc kĩ những chi tiết viết về hành động tiếp theo của Na-đi-a ở trang 56 để chỉ ra “độ vênh” so với suy đoán của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:

– Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

– Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.

Câu 6 (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

– Tập trung vào đoạn cuối trang 56 để chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”:

– Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà.

– Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì và nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a.

→ Hai chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bị ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau.

Câu 7 (trang 57, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

– Chú ý chi tiết viết về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” trong đoạn cuối tác phẩm để chỉ ra đó là tâm trạng gì.

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” là tâm trạng của sự hoài niệm, một tâm trạng phức tạp. Na-đi-a đã có cuộc sống riêng, có hạnh phúc riêng và câu nói hồi xưa đã trở thành một kỉ niệm của nàng còn nhân vật “tôi” vẫn không biết vì sao hồi ấy lại nói những lời ấy với Na-đi-a, tại sao phải đùa như vậy.

Back to top button