Văn học

Tin Học Python 11 – Bài 2: Các Thành Phần Của Ngôn Ngữ Lập Trình

Danh sách bài học

Bài 1: Khái Niệm Lập Trình Và Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 2: Các Thành Phần Của Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 3: Cấu trúc chương trình

Bài 4: Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn

Bài 5: Khai Báo Biến

Bài 6: Phép Toán, Biểu Thức, Câu Lệnh Gán

Bài 7: Các Thủ Tục Chuẩn Vào Ra Đơn Giản

Bài 8: Soạn Thảo, Dịch, Thực Hiện Và Hiệu Chỉnh Chương Trình

Bài 9: Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 10: Cấu Trúc Lặp

Bài 11: Thực Hành Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 12: Thực Hành Cấu Trúc Lặp

Bài 13: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 1)

Bài 14: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 2)

Bài 15: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 3)

Bài 16: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi

Bài 17: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 2)

Bài 18: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 3)

Bài 19: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Danh Sách

Bài 20: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Kiểu Chuỗi

Bài 21: Thao Tác Với Tệp

Video hướng dẫn

Mục tiêu bài học

  • Biết ngôn ngữ lập trình có 3 phần: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa. Đồng thời, hiểu và phân biệt được ba thành phần này.
  • Biết một số khái niệm: Tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng, biến và chú thích.
  • Biết quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.
  • Biết cách đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.

1. Các thành phần cơ bản

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

a) Bảng chữ cái:

  • Là tập hợp các ký tự được dùng để viết chương trình.
  • Không được dùng bất kỳ ký tự nào ngoài kí tự quy định trong bảng chữ cái.

Trong Python, bảng chữ cái được bao gồm các ký tự sau:

  • Các chữ cái trong bảng mã Unicode.
  • Các chữ số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
  • Các ký tự đặc biệt: + – * / =

b) Cú pháp

Là bộ quy tắc để viết chương trình. Dựa vào chúng, người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào của các ký tự trong bảng chữ cái là hợp lệ và tổ hợp nào không hợp lệ. Nhờ đó có thể mô tả chính xác thuật toán để máy thực hiện.

Chương trình không còn lỗi cú pháp thì mới có thể dịch sang ngôn ngữ máy.

c) Ngữ nghĩa

Là xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp ký tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

Ví dụ: Các định ý nghĩa của ký tự “+” trong các biểu thức sau:

hình ảnh ab

Như vậy, cùng một ký tự là dấu cộng, nhưng đối với số nguyên thì nó sẽ ra kết quả số nguyên. Đối với số thực thì sẽ ra kết quả là số thực. Hai kết quả khác nhau.

2. Một số khái niệm

a) Tên

Một tên được bắt đầu bằng các chữ cái viết hoa (A-Z), hoặc viết thường (a-z), hoặc ký tự gạch dưới (_), theo sau đó có thể là các ký tự khác hoặc không có gì.

Tên đối tượng không bắt đầu bằng chữ số, không dùng các ký tự đặt biệt: @, $,#,!,…. Và được phân biệt chữ hoa, chữ thường.

Ví dụ: MyObject myobject là hai tên khác nhau.

Tên trong Python không giới hạn độ dài, tuy nhiên nên đặt tên có tính gợi nhớ về đối tượng. Ví dụ, đặt tên biến để lưu giá trị tổng của hai số nguyên dương A và B thì nên đặt là “TongAB” hoặc “TotalAB” hoặc “SumAB”.

Tên biến và các đối tượng trong Python có thể dùng tiếng việt có dấu, vì Python sử dụng bảng mã Unicode.

Ví dụ 2: Phân biệt tên đúng/sai

  • Kiem#tra
  • Y&M
  • Baitap5
  • Đúng
  • Tongso_lop11A
  • 12_con_giap

Theo quy tắc trên, bạn sẽ thấy:

  • Tên đúng là: Baitap5, Tongso_lop11A, Đúng.
  • Tên sai là: Kiem#tra, Y&M, 12_con_giap.

b) Phân loại tên

Tên dành riêng (Từ khóa – Keyword):

Là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa xác định mà người lập trình không thể dùng với ý nghĩa khác.

Không dùng Keyword để đặt tên biến, tên hàm hoặc bất kỳ đối tượng nào trong chương trình.

Tất cả Keyword trong Python đều được viết thường, trừ 3 Keyword: True, False, None.

Ví dụ: True, False, else, import, pas, in, and, or,…

Tên chuẩn:

Là những tên được định nghĩa (tên module) thuộc thưu viện chuẩn của Python.

Ví dụ: math (module các hàm toán học thông dụng như sin, cos, tan, sqr, sqrt, abs,…).

b) Hằng và biến

Hằng là một loại biến đặc biệt, giá trị của hằng không đổi trong suốt chương trình sau lần gán giá trị đầu tiên.

Tên hằng được viết hoàn toàn bằng CHỮ HOA và dấu gạch dưới ngăn cách các từ.

Cấu trúc khai báo hằng

Tên biến = Giá trị

Ví dụ 1: Khai báo và gán giá trị cho một hằng số.

Bước 1: Khai báo các biến chứa giá trị cần hiển thị là hằng số.

Bước 2: Dùng hàm Print để in ra các giá trị từ hằng số đó.

khai báo hằn số

Giải thích:

Trong chương trình trên, chúng ta tạo một tệp mô-đun const.py. Sau đó, chúng ta gán giá trị không đổi cho số PI. Sau đó, chúng ta tạo một tệp main.py và thêm (import) mô-đun const vào chương trình chính. Cuối cùng, chúng ta in ra các giá trị không đổi.

Phân loại hằng

Được chia làm 4 loại:

  • Hằng giá trị kiểu chữ số
  • Hằng giá trị kiểu chuỗi ký tự
  • Hằng giá trị kiểu Boolean
  • Hằng giá trị đặc biệt

a) Hằng giá trị kiểu chữ số

Hằng giá trị kiểu chữ số (Numeric Literals) là một giá trị bất biến (không thể thay đổi). Các hằng giá trị kiểu chữ số có thể thuộc 3 kiểu dữ liệu số khác nhau bao gồm số nguyên (integer), số thập phân (Float) hoặc số phức (Complex).

Ví dụ: a=3

b) Hằng giá trị kiểu chuỗi ký tự

Một hằng kiểu chuỗi ký tự (String Literal) là một chuỗi các ký tự được bao quanh bởi dấu nháy kép. Chúng ta có thể sử dụng cả dấu nháy đơn hoặc cả 3 dấu nháy kép cho một chuỗi ký tự. Và một hằng giá trị kiểu ký tự là một ký tự đơn được bao quanh bởi dấu nháy đơn hoặc dấu nháy kép.

Ví dụ:

A = “Python”

B = ‘B’

C = “””Học cùng Python”””

A là chuỗi ký tự, B là 1 ký tự, C là chuỗi ký tự.

c) Hằng giá trị kiểu Boolean

Một hằng số giá trị kiểu Boolean (Boolean Literal) có thể có bất kỳ giá trị nào trong hai giá trị bao gồm True hoặc False.

Ví dụ: A = (1==1) B = (0==1) C = True + 1 D = False + 2

d) Hằng giá trị đặc biệt

Python chứa một hằng đặc biệt là None. Chúng ta có thể sử dụng nó để chỉ định rằng một biến chưa được khởi tạo.

Ví dụ: A = 100 B = None Kết quả hiển thị: A = 100 B = None e) Tập hợp chứa các hằng giá trị

Có bốn kiểu tập hợp chứa các hằng giá trị khác nhau trong Python bao gồm kiểu tập hợp List, Tuple, Dict và Set.

Ví dụ: Cho các giá trị sau và tìm kiểu dữ liệu cho mỗi giá trị A,B,C,D

A = [“PYTHON”, “JAVA”, “C++”] B = (100, 250, 300) C = {‘PYTHON’:1, ‘JAVA’:2, ‘C++’:3} D = {‘P’, ‘Y’,’T’,’O’,’N’}

hình in ra kiểu biến

Biến

Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Biến trong Python không cần khai báo trước, không nhất thiết phải khai báo kiểu dữ liệu.

Ví dụ: Tính chu vi (CV) và diện tích (S) của hình tròn với bán kính (R) bất kỳ được nhập từ bàn phím. Hãy xác định đại lượng hằng và biến trong bài toán trên?

Đáp án: Đại lượng có giá trị không đổi là PI = 3.14 Đại lượng có giá trị thay đổi: R, CV,S

Chú thích

Chú thích trong Python có thể sử dụng các cách sau:

  • #Dùng dấu thăng đầu dòng khi chú thích trên một dòng.
  • “”” dùng ba dấu nháy đơn hoặc nháy kép.
  • Khi chú thích trên nhiều dòng mình dùng “””.

Ví dụ:

“Chương trình học Pythong lớp 11 Được chia thành nhiều bài khác nhau Mỗi bài sẽ có bài tập thực hành từ A-Z đảm bảo cho học sinh hiểu. “””

Vậy là mình đã hoàn thành xong bài 1, tiếp theo bạn sẽ sang tiếp Bài 3: Cấu trúc chương trình.

Back to top button