Trong xã hội có giai cấp triết học ra đời và phát triển có mang tính giai cấp không?
Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có vị trí khác nhau trong một chế độ kinh tế và xã hội nhất định.
Vậy Trong xã hội có giai cấp triết học ra đời và phát triển có mang tính giai cấp không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Giai cấp là gì?
Học thuyết Mác – Lênin về giai cấp là bộ phận hữu cơ của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học thuyết đó chứng minh giai cấp là phạm trù kinh tế – xã hội có tính chất lịch sử. Giai cấp chỉ xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất.
Trong những điều kiện đó, mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, với phương thức sản xuất tương ứng, có một hệ thống giai cấp nhất định bao gồm giai cấp thống trị , giai cấp bị trị cơ bản và giai cấp, tầng lớp trung gian. Sự tồn tại của các giai cấp sẽ không còn là tất yếu khi lực lượng sản xuất phát triển cao đến mức có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu của xã hội và các cá nhân , khi sự “phân công” bộ phận thống trị , bộ phận bị trị trở lên không cần thiết.
Các Mác đi nghiên cứu về giai cấp từ việc phân tích kết cấu phương thức sản xuất đã có cách tiếp cận khoa học: lấy lý luận về hình thái kinh tế – xã hội làm cơ sở nghiên cứu xã hội. Mác đã đi tìm cái gốc của cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp đó là kinh tế. C.Mác không đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về giai cấp, nhưng trong thư gửi Vâyđơmaye đã thể hiện tư tưởng về giai cấp:
1. Sự phát triển của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất.
2. Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản.
3. Bản thân sự chuyển dịch này chỉ là bước quá độ tiến tới xoá bỏ mọi giai cấp và tiến lên xây dựng xã hội không có giai cấp.
Từ những nội dung đó chúng ta phần nào trả lời được cho câu hỏi: Trong xã hội có giai cấp triết học ra đời và phát triển có mang tính giai cấp không?
Đồng thời Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa : “Người ta gọi là giai cấp , những địa tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ ( thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận ) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
Nguồn gốc hình thành giai cấp
C.Mác là người đầu tiên đưa ra quan niệm cho rằng “ Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.” Cơ sở tồn tại của giai cấp phải tìm trong sản xuất kinh tế chứ không phải tìm trong hình thái chính trị hay tư tưởng con người.
C.Mác và Ăngghen chứng minh rằng nguyên nhân căn bản, sâu sa của sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự thay thế hệ thống giai cấp này bằng hệ thống khác, nói chung sự tồn tại của giai cấp là lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Giai cấp xuất hiện khi lao động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối, khiến cho sức lao động đã có một giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra. Khả năng này chưa xuất hiện thì không thể hình thành chế độ người bóc lột người. Đầu tiên, trong xã hội nguyên thuỷ, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sống sót họ phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn. Trong điều kiện đó giai cấp chưa xuất hiện.
Qua quá trình phát triển, các công cụ lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội to đó được hình thành, xuất hiện của cải dư thừa, những người có quyền trong bộ lạc thị tộc lạm dụng quyền của mình để chiếm thành của riêng, chế độ tư hữu ra đời đánh dấu sự ra đời của giai cấp nô lệ ra đời: do đó thừa của cải, tù binh bắt được sử dụng làm người phục vụ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, họ được gọi là nô lệ, chế độ có giai cấp chính thức được hình thành từ đó.
Như vậy, sự xuất hiện tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sự ra đời của giai cấp, cái mới ra đời phủ định cái cũ lạc hậu, trong lịch sử đã có chế độ phong kiến thay thế chế độ nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu – cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lô-gic khách quan của tiến trình phát triển lịch sử.
Trong xã hội có giai cấp triết học ra đời và phát triển có mang tính giai cấp không?
Xã hội tồn tại và phát triển được là nhờ vào sự tồn tại của con người và quan hệ giữa con người với nhau. Chính những hình thức quan hệ giữa người với người đã tạo ra hình thức cộng đồng người khác nhau. Sự biến đổi từ hình thức thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc đã phản ánh sự phát triển của xã hội. Vậy Trong xã hội có giai cấp triết học ra đời và phát triển có mang tính giai cấp không?
Câu trả lời là có. Bởi Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị tiến hành chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay giai cấp mình. Ngược lại, các giai cấp và tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt lao động mà còn bị áp bức về chính trị xã hội và tinh thần. Sự bất bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị phát triển cao. Sự bất bình đẳng đó tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp. V.I Lênin đã định nghĩa đấu tranh giai cấp: “là cuộc đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận nhân dân khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.
Thực chất của đấu tranh giai cấp: là cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản làm thuê chống lại giai cấp thống trị, bóc lột để giải phóng lao động, làm cho sản xuất phát triển.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Trong xã hội có giai cấp triết học ra đời và phát triển có mang tính giai cấp không? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài đọc, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh để được hỗ trợ sớm nhất.