Hỏi đáp

Trích ly là gì? Các phương pháp trích ly trong công nghệ thực phẩm

Trích ly là gì? Hiện nay, trong ngành công nghệ thực phẩm có nhiều quy trình hoá lý được ứng dụng như: Trích ly, chưng chất, kết tinh, cô đặc, đông tụ, sấy,.. Bài viết dưới đây, STN Scientific sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quá trình hóa lý trên. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trích ly là gì?

Bản chất của trích ly

Trích ly là một quá trình tách chiết chất lỏng hoặc chất rắn bằng một chất hoà tan khác. Quá trình này có thể sử dụng các dung môi hữu cơ như nước, ethanol, hexan, hay các dung môi không hữu cơ khác tùy thuộc vào tính chất của chất cần trích lý. Có nhiều phương pháp trích ly khác nhau như: Trích ly bằng hơi nước, trích ly bằng enzyme, trích ly bằng siêu âm,..

Mục đích của trích ly

Trong ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng phương pháp trích ly cho mục đích sau:

  • Khai thác: Thu được một cấu tử hoặc một thành phần từ nguồn thực phẩm ban đầu.
  • Chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo
  • Thu nhận sản phẩm

Quá trình chưng cất

Bản chất của chưng cất

Chưng cất là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng thành các thành phần riêng dựa vào đặc tính hoá lý khác như độ bay hơi ((Δto sôi) bằng cách lặp đi quá trình này nhiều lần ngưng tụ và bay hơi. Cô đặc và chưng cất sẽ khác nhau, chưng cất sử dụng dung môi và chất hoà tan đều bay hơi. Cô đặc chỉ sử dụng dung môi bay hơi.

Mục đích của chưng cất

Chưng cất được áp dụng trong quy trình sơ chế, loại bỏ các tạp chất thô như: Bụi, bẩn, chất keo,… Trong công nghệ sản xuất rượu hoặc sơ chế các nguyên liệu có chứa tinh dầu.

Ngoài ra, nó còn mục đích quan trọng khác như thu nhận sản phẩm cuối như chưng cất rượu, cất cồn, cất các loại tinh dầu,… Cuối cùng, chưng cất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tạo được các loại tinh dầu có giá trị kinh tế cao.

Quá trình cô đặc

Bản chất của cô đặc

Cô đặc là quá trình loại bỏ một phần lượng nước từ một chất lỏng để tăng nồng độ của chất còn lại. Đối với các sản phẩm thực phẩm việc làm cô đặc dung dịch nhờ vào đun sôi, tiếp theo là các quá trình hóa lý hay vật lý.

Mục đích của cô đặc

Quá trình cô đặc thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có nồng độ cao hơn, giảm khối lượng hoặc bảo quản chất lỏng trong thực phẩm, chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo.

Mục đích hoàn thiện: Tăng chất lượng sản phẩm, cô đặc cà chua, purê,..

Bảo quản: Tăng nồng độ của dung dịch hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi sinh vật gây hư hỏng sản phẩm và kéo dài thời gian bao quản.

Xem thêm:

Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong công nghiệp thực phẩm

Quá trình kết lắng

Bản chất của quá trình kết lắng

Kết lắng (keo tụ) được sử dụng để chỉ quá trình tách lắng các chất rắn không mong muốn hoặc chất lơ lửng ra khỏi chất lỏng. Quá trình này làm mất tính bền kéo bằng cách tăng lực hút giữa các phân tử làm cho miken kết dính lại với nhau. Hoặc làm mất vỏ hydrat hoá đưa các phân tử về trạng thái trung hoà điện (đẳng điện) tụ keo, kích thước các phần tử lớn hơn.

Mục đích của kết lắng

Người ta ứng dụng quá trình kết lắng trong công nghiệp thực phẩm để:

  • Làm sạch dung dịch, nâng cao chất lượng sản phẩm: Điều chế rượu hoa quả nhằm keo tụ protein, tanin và chất vẩn đục.
  • Tạo ra sản phẩm: Chẳng hạn như keo tụ acid trong phức acid – đường – pectin trong ngành sản xuất kẹo dẻo ) Marmelat. Đông tụ casein trong sản xuất phomai, sữa và các sản phẩm từ sữa. Trong sản xuất đậu phụ chuyển sản phẩm từ dạng lỏng sang hệ cô đặc.

Quá trình kết tinh

Bản chất của kết tinh

Quá trình kết tinh là quá trình hình thành các tinh thể rắn từ một dung dịch hoặc chất lỏng. Nó xảy ra khi các phân tử, ion hoặc các hạt nhỏ trong dung dịch tập trung lại và tổ chức thành cấu trúc rắn có thể nhìn thấy được.

Mục đích của kết tinh

Khai thác: Tinh luyện ra sản phẩm nguyên chất

Ứng dụng: Được sử dụng trong quá trình chế biến đường saccharose kết tinh, sản xuất acid citric, tartaric trong chế biến muối và đường glucose trong sản xuất bột ngọt

Quá trình sấy

Bản chất sấy

Quá trình sấy là quá trình loại bỏ hoặc giảm nước trong chất lỏng, chất rắn hoặc chất phân tán bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để chuyển các hạt nước thành hơi. Nó là một phương pháp phổ biến trong công nghệ thực phẩm để tạo ra các sản phẩm khô, bền vững và dễ lưu trữ. Quá trình sấy cũng có thể được áp dụng để làm khô hoặc loại bỏ nước từ các nguyên liệu hoặc sản phẩm khác nhau

Mục đích sấy

Quá trình sấy thực phẩm được ứng dụng rộng rãi nhằm mục đích sau:

Chuẩn bị: Nhằm tách bớt nước và ngăn tẩm các dung dịch, sấy để giảm khối lượng chuyên chở, ướp hương,..

Khai thác: Tăng hàm lượng chất khô, sấy hầu như được sử dụng nhiều trong thực phẩm như sấy sữa bột, sấy các loại đường, bột hòa tan, chè, cà phê, mì sợi, bột ngọt, các loại rau quả. Ngoài ra, một số sản phẩm tiêu dùng khác như xúc xích, pate thực phẩm, jambon,…

Bảo quản: Sau khi sấy thực phẩm được bảo quản được lâu. Sấy đến độ hoạt độ của nước: aw = 0,25 đến 0,35, bởi đó là điểm bảo quản tốt nhất của sản phẩm có tính sinh học khi không bảo quản lạnh.

Hoàn thiện: Sấy khô thực phẩm trước khi dùng bị ướt, nhằm đảm bảo màu sắc sản phẩm và độ sáng bóng (các sản phẩm dạng tinh thể, rắn, hạt,..), tăng độ bền sản phẩm,..

Bài viết “Trích ly là gì? Các phương pháp trích ly trong công nghệ thực phẩm” của STN Scientific đến đây là kết thúc, hy vọng chúng tôi mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Back to top button