Tranh

Một chút khái niệm về tranh chân dung

Một chút khái niệm về tranh chân dung

Tranh chân dung là loại tranh chuyên vẽ dung mạo nhân vật từ người bình thường cho đến các danh nhân, nhân vật lịch sử hay anh hùng dân tộc. Tranh chân dung được chia làm 4 loại như sau: tranh vẽ phần đầu người, tranh vẽ bán thân người, tranh vẽ toàn thân người và tranh vẽ chân dung nhóm người.

Loại tranh vẽ phần đầu hay bán thân nhìn trực diện, nhìn ngang hoặc nhìn ở góc độ ba phần tư thường được giảng dạy và học tập trong quá trình ở các trường, lớp mỹ thuật.

Trước hết nó là một bộ phận của môn Hình họa ở giai đoạn vẽ nghiên cứu phần đầu người, bán thân người ở nhiều góc nhìn, tầm nhìn khác nhau.

Chúng ta nên phân biệt loại tranh chân dung nghệ thuật, vẽ người mẫu cụ thể với loại vẽ chân dung theo cách họa hình, chép lại các hình chụp. Người ta còn gọi loại chân dung sao chép này là “vẽ truyền thần”. Tất nhiên loại chân dung của các người chuyên họa hình, vẽ truyền thần không thuộc thể loại tranh chân dung. Bởi lẽ nó không thể hiện được tài năng thực sự của người vẽ.

Tranh chân dung chính là tác phẩm do họa sỹ nghiên cứu, đối tượng cụ thể trước mắt và vẽ trực tiếp hay thông qua quan sát đối tượng ở trong không gian ba chiều ở ngay trước mắt. Khi ấy đối tượng được vẽ chính là người mẫu.

Còn vẽ chân dung để tái hiện lại các nhân vật lịch sử chính là việc nghiên cứu, tái hiện các nhân vật này thông qua quá trình nghiên cứu về tài liệu, lịch sử bản thân từ thân thế, sự nghiệp, thói quen, sở trường, những hình ảnh còn lưu lại, đồng thời nghiên cứu cả hình ảnh các con cháu của nhân vật đang sống để tìm những mối liên quan về hình dáng, dung mạo, thần sắc…

Trong bước đầu tiên vẽ người thì các học viên mỹ thuật bắt buộc phải vẽ, nghiên cứu đầu tượng ở dạng lột da và tượng vạt mảng. Mục đích của vẽ đầu tượng sọ người, tượng lột da là nhằm nghiên cứu về hình khối, đặc điểm, cấu trúc của xương sọ, của cơ bắp trên mặt.

Còn mục tiêu của việc vẽ chân dung vạt mảng chính là giúp cho học viên có khái niệm về việc quan sát, phân tích đối tượng để quy kết chúng vào các hình khối, các mảng, các diện đơn giản nhất.

Để biết phương pháp vẽ cơ bản khi vẽ chân dung thì người vẽ ngoài việc hiểu, hình dung được các phần chìm dưới lớp da thịt là xương, cơ ở phần đầu. Kế đó thì các học viên lại còn phải có thói quen quan sát, phân tích các cấu trúc, tỷ lệ cơ thể học đồng thời còn phải nghiên cứu các đường trục: trục cân bằng của hình thể, các chiều hướng của đầu theo tầm nhìn, góc nhìn, tư thế chuyển động của mẫu và trục cân đối của khuôn mặt theo chiều hướng cụ thể của từng thế dáng (nhìn thẳng, nghiêng, cúi xuống, ngước lên…) để sau đó thể hiện chân dung đúng theo luật viễn cận cũng là yêu cầu rất quan trọng.

Như vậy, người vẽ phải quan sát, phân tích, thấu hiểu, tư thế chuyển động của phần thân trên hay phần đầu của đối tượng mà xác định vị trí, sự chuyển động, ẩn, chìm của đường trục. Từ đó mới tìm vị trí, sự chuyển động của các trục ngang ở lông mày, mắt, xương gò má, mũi, miệng để dựa vào đó mà định vị mắt, mũi, miệng của đối tượng.

Mục đích nghiên cứu và học tập của chân dung loại này trước hết là diễn tả cho đúng cấu trúc, thế dáng về cơ thể học của từng cá nhân trên cơ sở chủ yếu là vẽ giống các đặc điểm của người mẫu từ ngoại hình cho đến tinh thần nhân vật bao gồm đặc điểm của các bộ phận trên mặt từ sự tương quan tỷ lệ, hình khối của khuôn mặt, mắt, mũi, miệng tùy theo phái tính, lứa tuổi, thành phần xã hội. Cuối cùng là tả và gợi được tinh thần, thần sắc, sự sống của nhân vật.

Sự khác nhau giữa chân dung vẽ phần đầu người với chân dung vẽ bán thân phải được hiểu như sau:

Nếu vẽ chân dung mà chỉ tập trung hay giới hạn vào phần đầu, đến cổ thì mặc dù vẽ thật giống người mẫu, bằng cách diễn tả, nêu rõ được tinh thần, đặc điểm cơ bản của người mẫu, nhưng vẫn chưa diễn tả được trọn vẹn.

Cho nên, có những trường hợp mà người vẽ bắt buộc phải vẽ đối tượng ở phần bán thân với những trang phục, đồ trang sức mới nói rõ hơn đặc điểm về ngành nghề, giai tầng xã hội, đẳng cấp… Thí dụ vẽ anh hùng quân đội với những huy chương đeo trên ngực, bà mẹ với khăn rằn quấn cổ, người dân tộc với những đặc điểm y phục, đồ trang sức…

Riêng về vẽ tranh chân dung toàn thân và chân dung vẽ theo nhóm người là dạng đặc biệt. Tranh chân dung toàn thân là loại tranh thường vẽ các lãnh tụ, nhân vật đặc biệt như anh hùng, danh nhân, vua chúa. Bởi lẽ, với những nhân vật này phải vẽ chân dung ở dạng toàn thân thì mới diễn tả hết tinh thần, thân thế hay uy vũ của họ.

Thí dụ vẽ chân dung của lãnh tụ của một dân tộc với quốc phục, triều phục với bối cảnh không gian thích hợp, vẽ một anh hùng, chiến sỹ dân tộc với những sắc phục quân đội, binh chủng cụ thể kèm theo vũ khí, vẽ một hoàng đế với triều phục, mũ mảo, cân đai. Đặc biệt là những nhân vật mà đặc điểm cơ thể của họ cũng là bộ phận nêu rõ khí thế, phong cách, cá tính của họ như: Đại đế Napoléon với vóc dáng khiêm tốn, anh hùng huyền thoại Hercule với cơ thể đồ sộ, uy vũ, nhạc sỹ, danh nhân vĩ cầm người Ý Baganini với vóc người nhỏ bé… hay khi vẽ chân dung những thương binh…

Đặc biệt hơn, loại tranh chân dung nhóm thường diễn tả một nhóm nhân vật có sự liên hệ vô cùng đặc biệt như: Lưu Bị, Trương Phi và Quan Vu, một nhóm anh hùng dũng sỹ mà chính sự liên kết chiến đấu của họ đã tạo nên chiến công đặc biệt; một gia đình quý tộc hay danh nhân…

Đối với phương pháp diễn tả ở hai dạng chân dung toàn thân và chân dung nhóm thì ngoài các đặc điểm về dung mạo, thế dáng thì các trang phục, các phụ kiện và bối cảnh xung quanh cũng là đối tượng nghiên cứu, diễn tả để biểu đạt rõ, sâu hơn về tinh thần, khí phách của đối tượng. Thí dụ có những nhân vật mà đặc điểm của họ ngoài nhân dạng thì thói quen quan trọng là rất yêu thích loài vật được coi như “vật cưng” không thể tách rời như chó, mèo, ngựa hay chim chóc… thì có khi các con vật này cũng là đối tượng diễn tả.

Nói chung tranh chân dung là một loại hình nghệ thuật thật sự và trên thế giới có nhiều họa sỹ chuyên sống và vẽ loại tranh này.

Trên thế giới có nhiều họa sỹ nổi tiếng với loại tranh này. Ở Trung Quốc xưa (Thời Đường) có hai bức tranh nổi tiếng là “Bộ Liễn đồ” và “Lịch Đại đế vương đồ”. Đây là hai tác phẩm quan trọng về vẽ tranh chân dung mang tính lịch sử Trung Quốc xưa của họa sỹ Diêm Lập Bản (Họa sỹ đời Đường).

chan dung 1a Bức “Bộ Liễn đồ” Bức “Bộ Liễn đồ” diễn tả Đường Thái Tông – Vị vua anh minh cùng tiếp sứ thần.

chan dung 1b Bức “Lịch đại đế vương đồ”

Riêng bức “Lịch đại đế vương đồ” vẽ chân dung 13 hoàng đế cùng 46 quan tùy tùng. Các hoàng đế được vẽ như: Hán Chiêu đế Lưu Phất Lăng, Hán Quang Vũ đế Lưu Tú, Ngụy Văn đế Tào Phi, Thục chủ Lưu Bị, Ngô chủ Tôn Quyền, Tấn Vũ đế Tư Mã Viên, Thục Chủ đế Trần Bá Tông, Trần Tuyên đế Trần Tu, Tần Hậu chủ Tần Thúc Bảo, Bắc Chu Vũ đế Vu Văn Ưng, Tùy Văn đế Vương Kiên, Tùy Dạng đế Dương Quảng…

Ở phương Tây có các danh họa với những tác phẩm: Họa sỹ Leosnard de Vinci với tác phẩm “Monalisa”. Họa sỹ Rembrandt với nhiều chân dung cá nhân và chân dung nhóm như: “Chân dung tự họa”, “Chân dung người phục vụ Hendrikje Stoffels”, “Những thành viên khánh tiết của Nghiệp đoàn buôn bán len”, họa sỹ Valentin Serow của Nga với rất nhiều tác phẩm như: “Vera Manatova”, “Nicolai Leskow”, “Iwan Sabelin”, “Pawel Alexandrowitsch”; họa sỹ Kramskoi Ivan Nikolaievitch với “Chúa Jesus Christ ở hoang mạc” 1872… “Chân dung của Mina Moisseew”, “Chân dung của Thanh tra Giám mục”…

Ở miền Nam Việt Nam, chúng ta cũng có những họa sỹ chuyên đề về thể loại này như: Nữ họa sỹ Trương Thị Thịnh, Họa sỹ Đỗ Đình Hiệp, Đỗ Quang Em (phần lớn các tác phẩm của ông chuyên vẽ về vợ mình)… Ở miền Bắc cũng có nhiều họa sỹ vẽ tranh chân dung nổi tiếng.

Ngày nay, trong những khuynh hướng nghệ thuật đương đại, các họa sỹ trẻ cũng sáng tác tranh chân dung nhưng là những loại chân dung sáng tác hoàn toàn, không dựa vào bất kỳ người mẫu nào cả mà chủ yếu do nhu cầu diễn đạt ý tưởng về tâm trạng xã hội của chính tác giả, chủ đề mà tác giả tạo ra những chân dung đơn lẻ cỡ lớn hay những tổ hợp chân dung dưới dạng biểu hiện, tượng trưng.

Còn nữa, ngày nay cũng có một số họa sỹ vẽ hay “làm” tranh chân dung theo nhiều cách và khuynh hướng: ghép hạt thành hình, vẽ theo cách ghép bằng nét, cũng có họa sỹ vẽ chân dung bằng computer và hình vẽ là những chữ số nhỏ li ti ghép, tạo ra…

Nói chung, tranh chân dung là tác phẩm đã vượt qua cái ngưỡng “bài học hình họa” và ở đó ý tưởng và cái riêng của nghệ sỹ được thể hiện rõ nét thông qua nhiều giải pháp, tư duy tạo hình của mỗi nghệ sỹ.

chan dung Cách chọn bố cục hình vẽ trên giấy

chan dung 2 Cấu trúc của sọ người nhìn theo nhiều hướng

chan dung 3 Các bộ phận cơ bản trên đầu

chan dung 4

Cấu trúc khái quát phần sọ người theo lứa tuổi, phái tính

chan dung 5

Tỷ lệ cân đối phần đầu trẻ con từ 12 đến 18 tháng tuổi (Nhìn chính diện và nhìn ngang)

chan dung 5

Sự phân tích của cấu trúc phần sọ người theo các nhà nhân chủng học

chan dung 6

Cách dựng hình phần đầu người dựa theo các nét phác ngang và phối cảnh

chan dung 7

Cách phác nét chân dung

chan dung 8 Khối mắt, nhãn cầu và cách diễn bóng (Hãy hình dung phần khuất của khối)

chan dung 9

Cách vẽ mắt (Chú ý khối tròn của nhãn cầu)

chan dung 10

Cách vẽ mắt

chan dung 11

Cách vẽ mũi

chan dung 12

Cách vẽ môi miệng

chan dung 13

Cách vẽ lỗ tai (Nét gợi sự lồi lõm của khối vành tai)

chan dung 14

Cách vẽ cằm và tai

chan dung 15

Khái niệm về khối trên đầu người (Chú ý phối cảnh của các bộ phận theo tầm nhìn)

chan dung 16

Hình đầu người thay đổi theo tầm nhìn

>>> Vai trò của vẽ chân dung trong nghệ thuật

>>> Hướng dẫn vẽ chân dung bằng chì than

>>> Chân dung thời Phục Hưng

Back to top button