TRANH CHẤP DÂN SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Tranh chấp dân sự là tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các mối quan hệ dân sự, phổ biến là các tranh chấp về hợp đồng, tài sản, gia đình, thừa kế, lao động và các vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ tư nhân. Tranh chấp dân sự thường được giải quyết thông qua các phương pháp như các bên tự thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện.
I. Thực trạng tranh chấp dân sự
Tranh chấp dân sự là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Các tranh chấp này có thể liên quan đến tài sản, hợp đồng, quyền lợi và nhiều vấn đề khác. Một trong những nguyên nhân chính là sự phát triển của kinh tế và xã hội, khi mà các giao dịch kinh tế và các quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, sự phát triển của pháp luật và hệ thống tư pháp cũng làm cho việc giải quyết tranh chấp trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề gây ra tranh chấp dân sự như sự khác biệt về quan điểm, lợi ích và giá trị giữa các bên liên quan.
Trong một số trường hợp, việc giải quyết tranh chấp dân sự có thể được thực hiện thông qua các phương tiện giải quyết tranh chấp khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc giải quyết tranh chấp này có thể trở nên rắc rối và kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh doanh của các bên liên quan.
Vì vậy, để giải quyết tranh chấp dân sự một cách hiệu quả, cần có sự hợp tác và giải quyết thông qua các biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả. Đồng thời, cần có sự thấu hiểu và tôn trọng giữa các bên liên quan để đạt được kết quả tốt nhất cho mọi người.
II. Quy định pháp luật về tranh chấp dân sự
Thông thường tranh chấp dân sự sẽ được giải quyết dựa vào các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:
1. Thế nào là tranh chấp dân sự?
Định nghĩa tranh chấp dân sự chưa được thể hiện trong các văn bản quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên dựa vào Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ta có thể hiểu Tranh chấp dân sự được hiểu là những xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai hoặc nhiều bên trong lĩnh vực dân sự, đó có thể là tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, bảo hiểm, mua bán, dịch vụ, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…
2. Các dạng tranh chấp dân sự phổ biến
Căn cứ Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có một số loại tranh chấp dân sự phổ biến trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến:
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự
Căn cứ vào Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự thuộc về Tòa án. Tùy vào đặc điểm của từng vụ án tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết cụ thể ở một Tòa án cụ thể theo quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
4. Hồ sơ, thủ tục khởi kiện tranh chấp dân sự
Khi muốn khởi kiện tranh chấp dân sự, bên liên quan cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau:
1. Tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến tranh chấp, bao gồm các tài liệu, hợp đồng, ghi chú, chứng từ và bằng chứng khác.
2. Tìm kiếm sự tư vấn pháp lý từ các luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để được hướng dẫn và tư vấn về quy trình và các vấn đề liên quan đến tranh chấp.
3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm đơn khởi kiện, các tài liệu và bằng chứng liên quan đến tranh chấp.
4. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến tranh chấp cho tòa án.
5. Thực hiện các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của tòa án, bao gồm trả lời câu hỏi của tòa án, tham gia các phiên tòa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
6. Chấp hành quyết định của tòa án và thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo quyền lợi của bên thắng kiện.
Trong quá trình khởi kiện và giải quyết tranh chấp dân sự, bên liên quan cần tuân thủ các quy định pháp luật và tôn trọng quyết định của tòa án để đảm bảo quyền lợi của mình.
III. Các thắc mắc liên quan đến tranh chấp dân sự
1. Bồi thường do gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất trong Luật Hàng không dân dụng có phải là tranh chấp dân sự hay không?
Bồi thường do gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất trong Luật Hàng không là tranh chấp dân sự, là một trách nhiệm pháp lý của chủ phương tiện hàng không. Trách nhiệm này được quy định trong Căn cứ Điều 177 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và các văn bản liên quan nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên mặt đất khi có hoạt động hàng không diễn ra. Nếu xảy ra thiệt hại, chủ phương tiện hàng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả. Mà căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp có xảy ra tranh chấp trong việc bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì được xác định là tranh chấp dân sự
2. Trong giải quyết các tranh chấp dân sự thì bản sao tài liệu đọc có được xem là chứng cứ hay không?
Căn cứ Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về xác minh chứng cứ thì Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Do đó trong giải quyết các tranh chấp dân sự thì bản sao tài liệu đọc được xem là chứng cứ cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Tài liệu cần đảm bảo đọc được;
– Bản sao tài liệu đã được công chứng, chứng thực một cách hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
3. Hợp đồng mua bán đất đã được chứng thực có được xem là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp dân sự không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Mà tại khoản 9 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Văn bản công chứng, chứng thực là nguồn chứng cứ. Do đó, Hợp đồng mua bán đất đã được chứng thực theo đúng quy định pháp luật theo quy định tại Điều 95 Bộ Luật tố tụng dân sự được xem là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp dân sự.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến tranh chấp dân sự
Như phần trình bày ở trên, tranh chấp dân sự không phải là trường hợp dễ dàng để tự giải quyết và nó thường xuất hiện xung quanh cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc tìm đến một công ty dịch vụ có chuyên môn dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này là cần thiết. NP Law hân hạnh được đồng hành cùng khách hàng từ bước tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến khi kết thúc vụ việc bằng một Quyết định từ Tòa án hoặc Hòa giải thành công từ các bên tranh chấp. Nếu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại hay thắc mắc, vui lòng liên hệ với NPLaw thông qua hotline 0913449968 hoặc email legal@nplaw.vn để được tư vấn giải quyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.