Tranh

iDesign | Nghiền ngẫm câu chuyện đau buồn đằng sau 5 bức tranh tự họa nổi tiếng nhất của Frida Kahlo

Frida Kahlo, một họa sĩ người Mexico nổi tiếng với những chủ đề trừu tượng mang tính tượng trưng, những bức tranh đầy màu sắc và một loạt các bức chân dung tự họa. Cảm hứng “từ bất cứ điều gì thoáng qua đầu” khiến tranh của bà luôn mang tính cá nhân sâu sắc.

Các tác phẩm của bà gần gũi và mang tính biểu trưng, nhưng đồng thời cũng lồng ghép các thông điệp và họa tiết mơ hồ khó giải thích. Tuy nhiên, nếu đặt vào hoàn cảnh của họa sĩ và nhìn bằng lăng kính của bà thì ý nghĩa sâu sắc nằm sau những bức tranh bắt nguồn từ chính cuộc sống của nữ họa sĩ.

Frida Kahlo lấy cảm hứng cho các tác phẩm từ nguồn gốc, di sản của mình đến cuộc đấu tranh cho trẻ em và phụ nữ. Tuy nhiên, những bức tranh nổi tiếng nhất của bà dường như xoay quanh hai sự kiện lớn trong đời: cuộc ly hôn đau thương với nghệ sĩ đồng hương Diego Rivera và một tai nạn gần như chết đi sống lại khi còn là thiếu nữ. Trong bài viết này, chúng ta hãy nghiền ngẫm về 5 bức tranh nổi tiếng nhất của bà để cùng nhau thấu hiểu những suy nghĩ và cảm xúc đằng sau chúng.

1. Self-Portrait with Thorn Necklace and Hummingbird (1940)

Trong suốt sự nghiệp của mình, Kahlo đã vẽ 55 bức chân dung tự họa, bao gồm tác phẩm chân dung tự họa với vòng cổ gai và chim ruồi (Self-Portrait with Thorn Necklace and Hummingbird). Ngày nay, tác phẩm này vẫn là một trong những bức ảnh tự họa nổi tiếng nhất của bà, do bối cảnh mà nó được tạo ra và tính chất biểu tượng của hình ảnh.

Kahlo đã hoàn thành tác phẩm này vào năm 1940, một năm sau cuộc ly hôn đầy biến động của bà với họa sĩ vẽ tranh tường người Mexico – Diego Rivera. Theo dòng sáng tạo, Self-Portrait with Thorn Necklace and Hummingbird được nhiều người tin là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của bà sau khi mối tình tan vỡ.

Trong bức tranh, Kahlo được đặt ở phía trước tán lá, giữa một con báo đốm và một con khỉ. (Bà và Rivera đã nuôi nhiều khỉ làm thú cưng, khiến nhiều người suy đoán rằng chúng được tượng trưng cho những đứa trẻ mà cặp vợ chồng không may mắn có được.) Xung quanh cổ bà đeo một chiếc vòng làm từ gai và trang trí với một con chim ruồi vô hồn. Mặc dù phụ kiện kỳ ​​dị có thể làm cổ bà rướm máu, nhưng biểu cảm vẫn điềm tĩnh. Cách tiếp cận bình tĩnh với nỗi đau này là hình ảnh điển hình của Kahlo, người mà ngay cả khi suy sụp vì ly hôn, bà vẫn tuyên bố một cách sâu sắc rằng: “vào cuối ngày, chúng ta có thể chịu đựng nhiều hơn những gì chúng ta có thể nghĩ.”

2. The Two Fridas (1939)

Giống như Self-Portrait with Thorn Necklace and Hummingbird, The Two Fridas được vẽ sau cuộc chia tay giữa KahloRivera. Trong tác phẩm này, Kahlo dường như khám phá được hai con người trong mình. Ở bên trái, bà miêu tả mình là một người phụ nữ với trái tim tan vỡ mặc áo choàng truyền thống châu Âu. Ở bên phải, trái tim bà được lắp đầy, và bà đang mặc một chiếc váy Mexico hiện đại, một trang phục khi kết hôn với Rivera.

Hai Fridas nắm tay nhau cùng ngồi trên một băng ghế. Mối liên kết giữa họ không phải từ cái nắm tay mà từ hai trái tim mọc lên một tĩnh mạch duy nhất quấn quanh cánh tay. Ở bên trái, Frida cắt tĩnh mạch bằng kéo phẫu thuật, khiến nó bị chảy máu. Ở bên phải, các tĩnh mạch tạo nên một bức chân dung nhỏ được Frida nắm chặt của Rivera, bức chân dung ấy ẩn núp trong bức tranh mà nếu không nhìn kĩ sẽ không thấy được.

Bức ảnh tự họa độc đáo này đại diện cho cuộc đấu tranh mà Kahlo phải đối mặt khi bà giải quyết vụ ly hôn. Mặc dù sử dụng phong cách siêu thực, nhưng Kahlo khẳng định rằng hình tượng này bắt nguồn từ đời thực và phản ánh trực tiếp tính cách của bà. “Tôi không bao giờ vẽ những giấc mơ hay ác mộng”, bà giải thích. “Tôi vẽ thực tại của riêng mình.”

3. Self Portrait with Cropped Hair (1940)

Sau khi ly hôn, Kahlo tìm cách lột xác. Trong một hành động thách thức chồng cũ, bà đã vẽ bức chân dung tự cắt mái tóc dài của mình – Self Portrait with Cropped Hair.

Ngồi trên một chiếc ghế màu vàng sáng với chiếc kéo trong tay và những lọn tóc bao quanh, nghệ sĩ tái hiện mình với một mái tóc ngắn và mặc một bộ đồ đàn ông. Một lời bài hát dân gian Mexico được vẽ phía trên bức tranh. Dòng chữ này có nghĩa: “Nhìn đi, tôi yêu bạn vì mái tóc của bạn. Bây giờ bạn không có tóc, tôi không còn yêu bạn nữa.”

Rõ ràng, cách tiếp cận kiêu ngạo của Kahlo về sự xuất hiện của mình trong Self Portrait with Cropping Hair khác xa với mái tóc dài, váy suông và trang sức nữ tính được thể hiện trong hầu hết các hình ảnh của bà. Tuy nhiên, thật hấp dẫn, đây không phải là lần đầu tiên bà thử nghiệm vẻ ngoài nam tính. Trong các bức ảnh của nghệ sĩ khi còn là một đứa trẻ và thiếu niên, rõ ràng là bà thường mặc đồ đàn ông ngay cả khi những người bạn nữ và gia đình của bà vẫn có vẻ ngoài “nữ tính” hơn.

4. The Broken Column (1944)

“Có hai tai nạn lớn trong đời tôi. Một là chuyến tàu, một là Diego. Diego là tồi tệ nhất.” Năm 1925, Kahlo 18 tuổi, bà bị tai nạn xe điện khiến gãy cột sống, cùng với nhiều chấn thương lớn khác. Trong The Broken Column, Kahlo vẽ nên một hình ảnh bi thảm về những ảnh hưởng thể chất suốt đời từ vụ tai nạn.

Bức tranh mô tả Kahlo sau khi phẫu thuật cột sống. Bà khỏa thân ngoại trừ tấm vải bệnh viện và corset kim loại, cơ thể bị các đinh vít xuyên thủng (có lẽ như ám chỉ đến biểu tượng của Kitô giáo về Chúa Kitô bị đóng đinh trên thập giá). Nhìn thấy được vết nứt chia đôi cơ thể bà và cột trụ vỡ vụn, cột trụ phong cách Hy Lạp này thay thế cột sống, tượng trưng cho cơ thể bị phá vỡ. Ở phía sau, phong cảnh cằn cỗi và bầu trời giông bão hiện ra trên đầu.

Năm 1929, Kahlo vẽ The Bus, một bức tranh mô tả lại những khoảnh khắc bà đã thấy trước khi tai nạn làm thay đổi cuộc sống của bà sau này.

5. The Wounded Deer (1946)

Giống như The Broken Column, The Wounded Deerlà một bức ảnh tự họa tượng trưng cho nỗi đau thể xác và cảm xúc liên quan đến vết thương của bà.

Trong tác phẩm, Kahlo đã miêu tả mình là một con nai, một sự lựa chọn lấy cảm hứng từ thú cưng yêu quý của bà, Granizo. Con nai bị mắc kẹt bởi những mũi tên và phía dưới là một cành cây gãy (một vật thể được sử dụng trong các nghi thức tang lễ truyền thống của Mexico), rõ ràng là con nai có khả năng sẽ chết. Vào thời điểm sáng tạo tranh vẽ, sức khỏe của Kahlo đã bị suy giảm. Ngoài các ca phẫu thuật khắc phục bị thất bại, nỗi đau thể xác liên tục liên quan đến tai nạn của bà, bà cũng bị chứng hoại tử và các bệnh lý khác.

Hơn nữa, như The Broken Column, The Wounded Deercũng được lấy cảm hứng từ hình tượng Kitô giáo. Theo kinh thánh, Saint Sebastian, một vị thánh Kitô giáo và tử đạo đầu tiên, đã bị giết bởi một mũi tên. Cái chết của ông vẫn là một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật ở nhiều thế kỷ và có thể đã truyền cảm hứng cho sự lựa chọn chủ đề của Kahlo.

Đáng buồn thay, Kahlo đã qua đời vào năm 1954. Tuy nhiên, nhờ vào cách tiếp cận nghệ thuật rất cá nhân, những cảm xúc sâu thẳm và trí tưởng tượng đáng ngưỡng mộ của bà mà các tác phẩm luôn được lưu giữ trong các bộ sưu tập hấp dẫn.

Biên tập: Thao LeeNguồn: My Modern MetTác giả: Kelly Richman-Abdou

  • “The Starry Night” của Vincent van Gogh – Niềm hy vọng và những bí ẩn sâu trong tâm tưởng người họa sĩ
  • Hiểu hơn về trường phái Pointillist qua bức tranh ‘Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte’ của Seurat
  • Phát hiện hình vẽ bí mật ẩn dưới bức tranh vô giá của Leonardo da Vinci
Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin