Sinh học

1000 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án

Trọn bộ 1500 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 có đáp án chi tiết của cả ba bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Mục lục Trắc nghiệm Sinh học 10 có đáp án (cả ba sách)

500 câu trắc nghiệm Sinh 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Phần Mở đầu

  • Trắc nghiệm Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học

  • Trắc nghiệm Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

  • Trắc nghiệm Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Phần một: Sinh học tế bào

Trắc nghiệm Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 4: Khái quát về tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

  • Trắc nghiệm Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Trắc nghiệm Chương 2: Cấu trúc tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 8: Tế bào nhân sơ

  • Trắc nghiệm Bài 9: Tế bào nhân thực

  • Trắc nghiệm Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào

Trắc nghiệm Chương 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

  • Trắc nghiệm Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển Các chất qua màng sinh chất

  • Trắc nghiệm Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 14: Thực hành: một số thí nghiệm về enzyme

  • Trắc nghiệm Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

  • Trắc nghiệm Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

  • Trắc nghiệm Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Trắc nghiệm Chương 4: Chu kì tế bào ,phân bào và công nghệ tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 18: Chu kỳ tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 19: Quá trình phân bào

  • Trắc nghiệm Bài 20: Thực hành: quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

  • Trắc nghiệm Bài 21: Công nghệ tế bào

Phần hai: Sinh học vi sinh vật và virus

Trắc nghiệm Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng

  • Trắc nghiệm Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiến

  • Trắc nghiệm Bài 28: Thực hành: Lên men

Trắc nghiệm Chương 6: Virus và ứng dụng

  • Trắc nghiệm Bài 29: Virus

  • Trắc nghiệm Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

  • Trắc nghiệm Bài 31: Virus gây bệnh

Trắc nghiệm Sinh 10 Kết nối tri thức (có đáp án)

Nội dung đang được cập nhật ….

Trắc nghiệm Sinh 10 Cánh diều (có đáp án)

Nội dung đang được cập nhật ….

Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 có đáp án sách cũ

Mục lục Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10

(mới) Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 có đáp án năm 2021

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 14 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 19 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 22 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25, 26 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 có đáp án năm 2021
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 có đáp án năm 2021

Giới thiệu chung về thế giới sống

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2: Các giới sinh vật

Sinh học tế bào

Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4: Cacbohiđrat và lipit
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5: Protêin
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Ôn tập chương 1

Chương 2: Cấu trúc tế bào

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Ôn tập chương 2

Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16: Hô hấp tế bào
  • Kiểm tra học kì I
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Ôn tập chương 3

Chương 4: Phân bào

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 19: Giảm phân
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Ôn tập chương 4

Sinh học vi sinh vật

Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Ôn tập chương 1

Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Ôn tập chương 2

Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Ôn tập chương 3
  • Kiểm tra học kì II

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 (có đáp án)

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

(3) Liên tục tiến hóa.

(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.

(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:

(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể

(4) quần xã (5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5

C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.

C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung

Câu 5: Cho các nhận định sau đây về tế bào:

(1) Tế bào chỉ được sinh ra từ cách phân chia tế bào.

(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 6: “Đàn voi sống trong rừng” thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã D. Hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 (có đáp án)

Câu 1: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc

A. giới Khởi sinh. B. giới Nấm.

C. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật.

Câu 2: Các ngành chính trong giới thực vật là

A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.

C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

Câu 3: Cho các ý sau:

(1) Hầu hết đơn bào.

(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.

(3) Phân bố rộng.

(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.

(5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt.

(6) Quan sát được bằng mắt thường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5.

Câu 4: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là

A. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.

C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Câu 5: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là

A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.

B. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài

C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.

D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.

Câu 6: Đặc điểm của giới Khởi sinh là

A. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng.

B. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng.

C. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống tự do.

D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng.

Câu 7: Cho các ý sau:

(1) nhân thực

(2) đơn bào hoặc đa bào

(3) phương thức dinh dưỡng đa dạng

(4) có khả năng chịu nhiệt tốt

(5) sinh sản vô tính hoặc hữu tính

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của giới Nguyên sinh?

A. 5. B.4 C. 3 D. 2

Câu 8: Giới Nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là

A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy

B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh

C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh

D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy

Câu 9: Cho các ý sau:

(1) Tế bào nhân thực

(2) Thành tế bào bằng xenlulozo

(3) Sống tự dưỡng

(4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi

(5) Không có lục lạp, không di động được

(6) Sinh sản bằng bào tử hoặc nảy chồi

Trong các ý trên, có mấy ý không phải là đặc điểm của giới Nấm?

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 10: Cho các đại diện sau:

(1) Nấm men (2) Vi khuẩn

(3) Động vật nguyên sinh (4) Tảo đơn bào

(5) Tảo đa bào (6) Virut

Trong các đại diện trên, có mấy đại diện thuộc nhóm vi sinh vật?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 11: Sự đa dạng của vi sinh vật thể hiện chủ yếu ở

A. hình thức sinh sản B. phương thức sống

C. cách thức phân bố D. khả năng thích ứng

Câu 12: Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo sinh khối thuộc nhóm nấm nào sau đây?

A. Nấm sợi B. Nấm đảm C. Nấm nhầy D. Nấm men

Câu 13: Cho các ý sau:

(1) Đa bào, phân hóa thành các mô và cơ quan

(2) Sống tự dưỡng, quang hợp và không có khả năng di chuyển

(3) Tế bào nhân thực, có thành xenlulozo

(4) Có hệ mạch để dẫn nước, muối khoáng

(5) Sinh sản hữu tính và vô tính

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới thực vật?

A. 2 B. 4 C.3 D. 5

Câu 14: Cho các ý sau:

(1) Chưa có hệ mạch

(2) Thụ tinh nhờ gió

(3) Tinh trùng không roi

(4) Thụ tinh nhờ nước

(5) Có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của ngành rêu

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 15: Ngành Quyết tiến hóa hơn ngành Rêu ở đặc điểm

A. có hệ mạch B. tinh trùng có roi

C. thụ tinh nhờ nước D. quang hợp thải oxi

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 (có đáp án)

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.

(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Câu 3: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?

A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương

C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ

Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là

A. Liên kết cộng hóa trị B. liên kết hidro

C. liên kết ion D. liên kết photphodieste

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.

B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.

C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.

D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 6: Tính phân cực của nước là do

A. đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi.

B. đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro.

C. xu hướng các phân tử nước.

D. khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.

Câu 7: Cho các ý sau:

(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.

(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.

(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.

(5) Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 8: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Chất nguyên sinh B. Nhân tế bào

C. Trong các bào quan D. Tế bào chất

Câu 9: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?

A. Tính liên kết B. Tính điều hòa nhiệt

C. Tính phân cực D. Tính cách li

Câu 10: Cho các ý sau:

(1) Là liên kết yếu, mang năng lượng nhỏ.

(2) Là liên kết mạnh, mang năng lượng lớn.

(3) Dễ hình thành nhưng cũng dễ bị phá vỡ.

(4) Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của liên kết hidro?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Back to top button