Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90 – Video giải tại 1:16: Tính
a) 12 . 3;
b) 5 . 120.
Lời giải
a) 12 . 3 = 36
b) 5 . 120 = 600
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90 – Video giải tại 1:43: Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu và dự đoán kết quả của hai
3.(-4) = -12 tăng 4
2.(-4) = -8 tăng 4
1.(-4) = -4 tăng 4
0.(-4) = 0
(-1).(-4) = ?
(-2).(-4) = ?
Lời giải
Ta có: (-1) . (-4) = 4
(-2) . (-4) = 8
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90 – Video giải tại 4:42: Tính:
a) 5 . 17;
b) (-15) . (-6).
Lời giải
Ta có:
a) 5 . 17 = 85
b) (-15) . (-6) = 90
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 91 – Video giải tại 11:27: Cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu:
a) Tích a . b là một số nguyên dương ?
b) Tích a . b là một số nguyên âm ?
Lời giải
a) a là một số nguyên dương. Tích a . b là một số nguyên dương
Suy ra b là một số nguyên dương
b) a là một số nguyên dương. Tích a . b là một số nguyên âm
Suy ra b là một số nguyên âm
Bài 78 trang 91 sgk Toán lớp 6 Tập 1 – Video giải tại 14:22: Tính:
a) (+3).(+9)
b) (-3).7
c) 13.(-5)
d) (-150).(-4)
e) (+7).(-5)
Lời giải
a) (+3) . (+9) = 27 (nhân hai số nguyên dương)
b) (-3) . 7 = – (3.7) = -21 (nhân hai số nguyên khác dấu)
c) 13 . (-5) = – (13.5) = -65 (nhân hai số nguyên trái dấu).
d) (-150). (-4) = 150.4 = 600 (nhân hai số nguyên cùng dấu).
e) (+7)(-5)= -(7.5) = -35 (nhân hai số nguyên khác dấu).
Bài 79 trang 91 sgk Toán lớp 6 Tập 1 – Video giải tại 16:08: Tính 27.(-5). Từ đó suy ra các kết quả:
(+27).(+5); (-27).(+5); (-27).(-5); (+5).(-27)
Lời giải
Ta có 27. (-5) = -(27 . 5) = -135
Suy ra :
(+27) . (+5) = 135
(-27) . (+5) = -135
(-27) . (-5) = 135
(+5) . (-27) = -135
Bài 80 trang 91 sgk Toán lớp 6 Tập 1 – Video giải tại 19:28: Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu biết:
a) a.b là một số nguyên dương?
b) a.b là một số nguyên âm?
Lời giải
a) a . b là số nguyên dương nên a và b cùng dấu.
Mà a là số nguyên âm nên b cũng là số nguyên âm.
b) a . b là số nguyên âm nên a và b trái dấu.
Mà a là số nguyên âm nên b là số nguyên dương.
Bài 81 trang 91 sgk Toán lớp 6 Tập 1 – Video giải tại 21:23: Trong trò chơi bắn bi vào các hình tròn vẽ trên mặt đất (h.52), bạn Sơn bắn được ba viên điểm 5, một viên điểm 0 và hai viên điểm -2; bạn Dũng bắn được hai viên điểm 10, một viên điểm -2 và ba viên điểm -4. Hỏi bạn nào được điểm cao hơn?
Hình 52
Lời giải
Ta có tổng số điểm của bạn Sơn bắn được là :
3.5 + 1.0 + 2 . (-2) = 15 + 0 + (- 4) = 15 + ( -4) = 11 (điểm).
Tương tự tổng số điểm của bạn Dũng bắn được :
2.10 + 1.(-2) + 3.(-4) = 20+ (-2) + (-12) = 20 – 2 – 12 = 6 (điểm)
Vì 11 > 6 nên bạn Sơn có số điểm cao hơn bạn Dũng.
Bài 82 trang 92 sgk Toán lớp 6 Tập 1 – Video giải tại 24:03: So sánh:
a) (-7).(-5) với 0;
b) (-17).5 với (-5).(-2)
c) (+19).(+6) với (-17).(-10)
Lời giải
a) (-7) .(-5) là tích của hai số nguyên cùng dấu nên (-7) . (-5) > 0.
b) (-17) . (+5) là tích của hai số nguyên trái dấu nên (-17) . 5 < 0
(-5) . (-2) là tích của hai số nguyên cùng dấu nên (-5) . (-2) > 0
Do đó (-17) . 5 < (-5) . (-2)
c) 19 . 6 = 114; (-17) . (-10) = 17 . 10 = 170.
Vì 114 < 170 nên 19 . 6 < (-17) . (-10)
Bài 83 trang 92 sgk Toán lớp 6 Tập 1 – Video giải tại 28:02: Giá trị của biểu thức (x – 2).(x + 4) khi x = -1 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:
A. 9; B. -9; C. 5; D. -5
Lời giải
Thay x = -1 vào biểu thức đã cho
(x – 2) . (x + 4) = (-1 – 2) . (-1 + 4) = (-3) . 3 = -9
Vậy B là đáp án đúng
Xem thêm Giải bài tập Toán lớp 6 hay nhất và chi tiết khác:
- Luyện tập trang 92
- Bài 12: Tính chất của phép nhân
- Luyện tập trang 95
- Bài 13: Bội và ước của một số nguyên
Săn SALE shopee tháng 12:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3