Hỏi đáp

Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ và hướng dẫn thủ tục đăng ký giám hộ

1. Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ là gì?

Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ là mẫu đơn do cá nhân lập ra khi có mong muốn được làm người giám hộ cho người được giám hộ. Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ nêu rõ thông tin về người yêu cầu ( họ tên, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân), thông tin về người được giám hộ, người giám hộ (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi cư trú, …) , nội dung của tờ khai.

Giám hộ được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự 2015 để thực hiện việc chăm sóc cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ được dùng để đăng ký về người giám hộ đối với người được giám hộ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức.

2. Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ

Kính gửi:(1) ………..

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………

Nơi cư trú: (2) ………

Giấy tờ tùy thân: (3) ………

Đề nghị cơ quan đăng ký việc giám hộ giữa những người có tên dưới đây:

Theo đó, chủ thể giám hộ có thể là: người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Pháp luật quy định về việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực và một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Pháp luật quy định về giám hộ nhằm để bảo vệ, chăm sóc cho những người chưa thành niên hoặc những người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi để những người này mặc dù có khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần nhưng vẫn có thể được thực hiện những quyền và được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như những công dân bình thường khác.

Tại Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người được giám hộ, theo đó những người được giám hộ phải là những người sau đây:

– Một là, người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

– Hai là, người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con, cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

– Ba là, người mất năng lực hành vi dân sự.

– Bốn là, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Theo đó, những người được giám hộ nêu trên là những người có những khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần, hoặc là những người chưa thành niên mà không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ, hoặc họ là những người không đủ năng lực hành vi dân sự hoặc tự mình có thể bảo vệ được các quyền, lợi ịch hợp pháp của mình. Đây là nhóm người cần được xã hội bảo vệ, quan tâm, chăm sóc để họ được hòa nhập với cộng đồng.

– Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về giám hộ đương nhiên và cử, chỉ định người giám hộ. Theo đó, giám hộ đương nhiên được quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như sau:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

+ Đối với trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

+ Trong trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Người giám hộ đương nhiên được pháp luật quy định theo thứ tự ưu tiên( anh chị em ruột, ông ngoại, bà ngoại, cô dì chú bác ruột,..) theo đó, đây là những người thân cận, ruột thịt của những người được giám hộ, do đó việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

Do đó, người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm được cử người giám hộ. Theo đó, việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ và phải được lập thành văn bản có nêu rõ quyền, nghĩa vụ của người giám hộ và người được giám hộ, nêu rõ tình trạng hiện tại, tài sản của người được giám hộ.

* Trình tự thực hiện đăng ký giám hộ

– Bước 1: Nộp đơn:

+ Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

+ Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ và việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

– Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn:

+ Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định

+ Nếu trong trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Bước 3: Trả kết quả:

+ Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.

+ Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015

Back to top button