Bản chất và 7 đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền
Đây là một cấu trúc thị trường cạnh tranh có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Tất nhiên, nếu chỉ thông qua việc nghiên cứu về một khái niệm đơn thuần thì rất khó để bạn có thể thực sự hiểu rõ. Vì vậy, bài viết TUHA hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu, phân tích từng khía cạnh về thị trường cạnh tranh độc quyền một cách chi tiết nhất.
Thị trường cạnh tranh độc quyền là gì?
Thị trường cạnh tranh độc quyền là một thuật ngữ được đề cập rất nhiều, đặc biệt là trong các phân tích về nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khái niệm này với nhiều người vẫn còn rất mơ hồ và trở nên khó hiểu. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế chung đã vô hình chung khiến các doanh nghiệp, công ty phải đầu tư “mạnh tay” hơn vào nhiều mặt khác nhau. Từ chất lượng sản phẩm dịch vụ cho đến khâu marketing, quảng cáo. Vì vậy, cạnh tranh độc quyền trong nền kinh tế thị trường đã trở thành một phần tất yếu của quá trình phát triển.
Trong đó, thị trường cạnh tranh độc quyền được hiểu là đặc trưng nổi bật đối với một ngành công nghiệp cụ thể nào đó khi có nhiều đơn vị cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ tương tư nhau nhưng lại không thể thay thế hoàn toàn. Như vậy, trong cấu trúc thị trường này sẽ có sự kết hợp giữa các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Về cơ bản, trong thị trường này các nhà sản xuất, cung ứng sẽ bán các sản phẩm có sự khác biệt hóa nhất định. Nên họ sẽ có quyền kiểm soát giá và định giá cũng như kiểm soát sản phẩm thuộc về riêng mình.
Tất nhiên, thị trường cạnh tranh độc quyền không giống với độc quyền, các đơn vị có quyền kiểm soát, thay đổi về giá cả. Nhưng lại có ít quyền lực trong vấn đề cắt giảm hoặc tăng nguồn cung hay tăng giá lên để tối ưu lợi nhuận tuyệt đối của mình. Đúng hơn, nó là điểm giao giữa độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo với những yếu tố then chốt được hình thành. Ngoài ra, vẫn có trường hợp xuất hiện cạnh tranh độc quyền thuần túy trong cấu trúc thị trường này. Tất cả những doanh nghiệp, công ty sẽ không có mức độ quyền lực thị trường quá cao.
Bản chất của thị trường cạnh tranh độc quyền
Do xuất hiện nhiều yếu tố khác nhau, nên nhiều người cho rằng nó không xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Nhưng trên thực tế thì nó hoàn toàn tồn tại và không khó để bạn có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống của mình. Về bản chất, thị trường cạnh tranh độc quyền được xây dựng là một nền tảng trung tâm của độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo. Nó thường xuất hiện trong những ngành công nghiệp, kinh doanh quen thuộc như quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử, nhà hàng, quán café hay nội thất.
Về lâu dài, nhu cầu là yếu tố có tính co giãn và vì vậy nó sẽ rất “nhạy cảm” với các yếu tố về giá cả. Nên các công ty, doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cạnh tranh độc quyền dù sở hữu những sản phẩm, dịch vụ có tính khác biệt hóa nhưng vẫn phải “chật vật” trong việc giành thị phần của mình. Đây cũng là lý do vì sao, bạn sẽ thấy những đơn vị này rất “mạnh tay” trong việc đầu tư vào các chiến dịch marketing, truyền thông hay quảng cáo rầm rộ. Cạnh tranh độc quyền sẽ có xu hướng dẫn các doanh nghiệp bước vào “cuộc chiến” tiếp thị “hạng nặng” để chứng minh, tạo nhận thức về sự khác biệt hóa của mình.
Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền
Để hiểu rõ hơn về thị trường cạnh tranh độc quyền thì một khái niệm hay một phân tích về bản chất chắn chắn chưa là đủ. Như đã đề cập đến, cấu trúc của thị trường này được hình thành dựa trên nhiều yếu tố kết hợp lại. Nên khi nghiên cứu thị trường cạnh tranh độc quyền bạn sẽ thấy có 7 đặc điểm rất riêng biệt.
Số lượng người mua và người bán nhiều
Do có sự kết hợp các yếu tố, nên trong thị trường cạnh tranh độc quyền số lượng người mua và người bán cũng không ít chút nào. Đương nhiên số lượng này không thể nhiều bằng cạnh tranh hoàn hảo. Sẽ có một số lượng lớn các công ty, doanh nghiệp tham gia vào nhưng họ vẫn sẽ có quyền kiểm soát về giá thành, sản lượng hàng hóa của mình ở một mức độ nào đó. Cùng với đó, thị trường này cũng có số lượng người mua rất đông đảo. Nhu cầu của họ được đáp ứng với nhiều sự lựa chọn khác nhau, tương đương ở mặt nào đó chứ không phải giống nhau tuyệt đối. Do vậy, mỗi một đơn vị cung cấp, bán hàng hóa trong thị trường cạnh tranh độc quyền sẽ đưa ra một chính sách giá độc lập.
Sự khác biệt của sản phẩm
Một trong những đặc điểm nổi bật của thị trường cạnh tranh độc quyền không thể không nhắc đến chính là sự khác biệt hóa của sản phẩm. Dù có nhiều người bán tham gia, nhưng các loại hàng hóa, dịch vụ được cung cấp lại có điểm khác biệt nhất định. Đây cũng là giá trị giúp các đơn vị gia tăng giá trị cạnh tranh so với các đối thủ của mình. Sự khác biệt của sản phẩm có thể là những yếu tố thực như chất lượng, giá thành, thiết kế, tính năng,… hoặc cũng có thể là liên tưởng thông qua quảng cáo, thông điệp, nhãn hiệu,… Đương nhiên, nó chỉ tạo ra được giá trị khi người tiêu dùng biết đến điều đó và phân biệt được so với sản phẩm của các đơn vị khác.
Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp
Sở hữu đặc điểm này từ cạnh tranh hoàn hảo, việc gia nhập và rút khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền không có quá nhiều rào cản hay khó khăn. Các công ty, doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rút khỏi thị trường này bất cứ lúc nào theo chiến lược, kế hoạch của mình. Tuy nhiên, việc tham gia thị trường này cũng không phải quá dễ dàng hay hoàn toàn miễn phí như thị rường cạnh tranh hoàn hảo mà bạn từng biết đến trước đó. Với việc tham gia của các đơn vị mới, chắn chắn nguồn cung sẽ tăng lên nên các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ chỉ với mức lợi nhuận bình thường. Điều nay đảm bảo rằng, sẽ không có bất kỳ một đơn vị nào sẽ khai thác được nguồn lợi nhuận bất thường trong dài hạn.
Thông tin không hoàn hảo
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, do có nhiều đơn vị cung ứng nhiều sản phẩm khác nhau nên thông tin luôn là không hoàn hảo. Người tiêu dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc tìm hiểu, kiểm chứng và đánh giá các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp. Tương tự, người bán hàng cũng khó nắm bắt được chính xác các thông tin về khách hàng như nhu cầu, sở thích, xu hướng, hành vi tiêu dùng,… Vì thông tin không hoàn hảo nên người tiêu dùng thường lựa chọn mua sắm theo những giá trị mà họ được tiếp cận ban đầu.
Cạnh tranh phi giá cả
Do thị trường cạnh tranh độc quyền cung cấp nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau mà không phải giống nhau 100%. Nhờ đó, các doanh nghiệp, công ty có rất nhiều nền tảng để triển khai việc cạnh tranh của mình mà không phải nhất nhất là giá cả. Các yếu tố được đẩy lên làm “vũ khí” sẽ là chất lượng, tính năng, thiết kế, thương hiệu, vị trí, hệ thống phân phối, dịch vụ cung cấp thêm,… Đây là đặc điểm mà bạn sẽ thấy rất riêng biệt so với các cấu trúc khác trong nền kinh tế thị trường của chúng ta.
Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra được lợi nhuận siêu ngạch. Với điều kiện là họ được hưởng lợi từ các khoảng trống thị trường, khi chưa có các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này lại chỉ đến trong thời gian ngắn hạn, đến một thời điểm nhấn định các đối thủ của bạn sẽ “dòm ngó” ngay cơ hội béo bở này và chắc chắn sẽ không bỏ qua nó. Ví dụ, trong thị trường nhà hàng, một nhà hàng có thể mang đến một món ăn mới. Nếu khách hàng ấn tượng với món này, đương nhiên nhà hàng sẽ thu được một khởi lợi nhuận siêu ngang ngay lập tức. Nhưng chỉ cần sau đó một thời gian, khi các đối thủ đã biết cách để làm ra món đó thì khoản lợi nhuận siêu ngạch này sẽ biến mất.
Lợi nhuận bình thường trong dài hạn
Do rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền là thấp nên các doanh nghiệp, công ty có thể tạo ra được lợi nhuận bình thường trong khoảng thời gian dài. Bởi mỗi khi các đơn vị mới gia nhập, thì khoản lợi nhuận mà bạn nhận được sẽ bị thu hẹp lại. Xét từ việc doanh nghiệp có thể tạo ra được khoản lợi nhuận siêu ngạch trong thời gian ngắn, thì sau đó khoản lợi nhuận bình thường sẽ xuất hiện khi có sự cạnh tranh từ các đối thủ. Điều này được tạo thành từ đặc điểm rào cản trong việc gia nhập và rút khỏi thị trường quá tự do.
Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền
Không khó để bạn có thể tìm thấy những ví dụ thực về thị trường cạnh tranh độc quyền ở cuộc sống thường nhật của mình. Bởi cấu trúc thị trường này diễn ra rất thường xuyên và nó xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh khác nhau. Ngay ở Việt Nam cũng vậy, cạnh tranh độc quyền sẽ xuất hiện ở những ngành nghề sản xuất quen thuộc như sau:
• Nhà hàng• Khách sạn• Quán cắt tóc• Shop quần áo, giầy dép• Trạm xắng• Nhà/tiệm thuốc• Dịch vụ taxi, xe ôm• Quán café, trà sữa• …
Các ngành nghề, lĩnh vực này đều có rất nhiều đơn vị tham gia, nhu cầu tiêu dùng cũng là rất lớn. Dù cùng cung ứng một loại hàng hóa, dịch vụ nhưng bản chất của mỗi loại vẫn có những điểm khác nhau nhất định. Như đối với các nhà hàng, các món ăn ở mỗi nơi luôn có hương vị riêng, phong cách riêng và mức giá riêng. Đây luôn là những điều mang đến ưu thế cạnh tranh cho họ.
Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền
Với những đặc điểm trên, thị trường cạnh tranh độc quyền sẽ dẫn đến rất nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Đây luôn là điều mà các chủ doanh nghiệp, công ty quan tâm đến. Việc gia nhập và rút khỏi cấu trúc thị trường này tuy không có nhiều rào cản nhưng nó cũng không phải quá dễ dàng để cho bạn muốn gì là được đấy. Bất kể cấu trúc thị trường nào cũng sẽ đều có những “luật chơi” của riêng mình. Điều này sẽ tạo nên những ưu, nhược điểm cụ thể.
+ Ưu điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền:• Không có rào cản trong việc gia nhập cũng như rút khỏi thị trường nên các doanh nghiệp có thể tùy biến theo khả năng, kế hoạch kinh doanh của mình.• Sự khác biệt hóa trong sản phẩm, dịch vụ tạo nên ưu thế cạnh tranh cho người bán và mang đến nhiều sự lựa chọn tối ưu cho người mua.• Các doanh nghiệp sẽ có động lực để đổi mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhờ vậy, cũng sẽ tìm kiếm được các giải pháp để giảm thiếu chi phí sản xuất.• Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này đầu tư rất mạnh vào marketing, quảng cáo, điều này sẽ giúp người tiêu dùng có thêm nhiều thông tin cần thiết.
+ Nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền:• Chi phí cho việc marketing, quảng cáo quá lớn và thường được cộng vào cả giá thành phân phối hàng hóa, dịch vụ.• Các thông tin trong quảng cáo, marketing có thể đánh giá lừa khách hàng.• Không đạt được lợi nhuận siêu ngạch sẽ dẫn đến sự hạn chế trong vấn đề đổi mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ.• Nếu không có kỹ thuật phân bổ hiệu quả sẽ dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng.• Các tài nguyên, nguồn lực đôi khi bị sử dụng một cách lãng phí.• Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền, thêm vào đó rào cản gia nhập và rúi khỏi thấp nên tính cạnh tranh cao.
Trên đây, TUHA đã cùng chia sẻ với bạn những kiến thức thú vị liên quan đến thị trường cạnh tranh độc quyền. Đây là một cấu trúc thị trường với nhiều đặc điểm nổi bật và xuất hiện nhiều trên nên kinh tế thị trường. Mong rằng, những thông tin này sẽ mang đến giá trị hữu ích cho việc nghiên cứu cũng như hoạt động kinh doanh của bạn.