Tẩy da chết (Scrub) là gì? Công dụng của tẩy da chết đối với làn da
Bài viết này hãy cùng tìm hiểu xem Tẩy da chết (Scrub) là gì? Các khái niệm, thuật ngữ, lợi ích của việc tẩy tế bào da chết đối với làn da nhé!
Skincare bao gồm nhiều phần, bao gồm làm sạch, dưỡng da và chống nắng. Có vô số những bước nhỏ trong các quá tình này, tạo nên hiệu quả to lớn cho quá trình dưỡng da.
Scrub – là một bước chăm sóc da tuyệt vời giúp bạn có một làn da mịn màng và khỏe đẹp mà đa số chúng ta đều đang bỏ qua.
1/ Scrub là gì?
Trong lĩnh vực làm đẹp, “Scrub” thường dùng để chỉ về nhóm sản phẩm có khả năng tẩy tế bào chết. Là quá trình sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tính mài mòn để làm sạch các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da một cách cơ học mà quá trình tẩy trang, rửa mặt chưa làm sạch hoàn toàn.
Có 2 cách tẩy tế bào chết, là tẩy tế bào chết vật lý và tẩy tế bào chết hóa học.
- Tẩy tế bào chết vật lý: Thường ở dạng kem, tận dụng sự ma sát của các nguyên liệu có kích thước nhỏ để loại bỏ các tế bào chết trên da. Nhiều loại Scrub vật lý được làm từ các nguyên liệu từ tự nhiên như bã cà phê, bã trà, đường, muối biển xay mịn, quế, mật ong, yến mạch, v.v..
- Tẩy tế bào chết hóa học: Sử dụng các hợp chất hóa học để làm mềm các tế bào trên da, từ đó làm sạch da. Hợp chất tẩy da chết hóa học phổ biến là AHA (Alpha Hydroxy Acid) và BHA (Beta Hydroxy Acid).
2/ Các thuật ngữ liên quan đến Scrub tẩy tế bào chết thường gặp
Scrub có hai loại chính sử dụng cho da mặt và cơ thể, đó là Body Scrubs và Face Scrubs.
Body Scrub là gì?
Body scrubs được biết đến là tẩy tế bào chết toàn cơ thể. Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng dưới dạng các hạt mịn, nguồn gốc tự nhiên để “chà xát” lên da.
Body scrubs thường có chứa nhiều thành phần tẩy da chết hiệu quả hơn vì vùng da cơ thể có độ dày và lượng tế bào chết lớn hơn, ít bị kích ứng và chịu được tác động mạnh hơn, miễn không làm tổn hại trực tiếp đến da ( trầy xước, nhiễm bẩn, vi khuẩn…)
Face Scrub là gì?
Face scrubs là thuật ngữ chỉ quá trình tẩy da chết cho khuôn mặt, kể cả vùng cổ. Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho da mặt, với kích thước các hạt tẩy tế bào chết nhỏ hơn và thành phần lành tính hơn so với Body scrubs.
Da mặt vốn mỏng manh và dễ nhạy cảm, vì vậy, cần sử dụng kem tẩy tế bào chết phù hợp với từng loại da và có sự cẩn thận, chăm sóc trong và sau quá trình tẩy tế bào chết.
3/ Lợi ích của Scrubs tẩy tế bào chết đối với làn da
Loại bỏ tế bào chết
- Lợi ích đầu tiên của việc tẩy da chết đó là loại bỏ hoàn toàn tế bào chết trên da. Với cấu trúc là các hạt thô, quá trình cọ xát và massage Scrub trên da mặt giúp loại bỏ tế bào chết hiệu quả. Scrub còn giúp loại bỏ hoàn toàn dầu thừa và bụi bẩn tận sâu trong lỗ chân lông.
- Tế bào chết làm da mặt khô và xỉn màu, đôi khi gây nên tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Việc loại bỏ tế bào chết giúp da bạn mịn màng và mềm mại hơn. Tẩy tế bào chết đều đặn 2 – 3 lần 1 tuần mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh và tươi sáng.
Cải thiện kết cấu da
- Quá trình tẩy tế bào chết làm loại bỏ đi lớp sừng già hóa, lớp vảy làm da xỉn màu và khô ráp. Quá trình sản sinh tế bào mới được diễn ra. Sự tăng trưởng các tế bào mới này giúp cải thiện kết cấu làn da.
- Bã nhờn trên da hoạt động quá mức dẫn đến dư thừa, đọng lại trong lỗ chân lông và gây mụn. Quá trình tẩy tế bào chết làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ dầu nhờn vô cùng hiệu quả. Bề mặt da cũng được cải thiện và liên kết đáng kể.
Tăng khả năng hấp thu kem dưỡng
- Những sản phẩm tẩy tế bào chết có đặc tính khử trùng làm quá trình tẩy tế bào chết an toàn và có lợi cho da.
- Lớp da cũ được loại bỏ làm da mỏng và mềm hơn, da trở nên thông thoáng sẽ dễ dàng hấp thu những dưỡng chất từ những sản phẩm skincare cho quá trình chăm sóc da sau này.
- Giúp các lớp trang điểm trở nên mềm mại tự nhiên
- Nếu không tẩy da chết, lớp sừng dày tồn tại một thời gian dài khiến da trở nên sần sùi, thiếu tự nhiên. Lớp trang điểm vì thế sẽ không “ăn” lên da hoàn toàn mà sẽ xuất hiện những vệt hằn theo các đường da nứt.
- Việc tẩy tế bào chết giúp cho lớp trang điểm trông mỏng, tự nhiên và căng bóng hơn nhiều.
4/ Các loại da nên và không nên Scrubs
Tẩy tế bào chết là quá trình làm đẹp cần phải tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện, vì không phải loại da nào cũng chịu tẩy tế bào chết cũng như tẩy tế bào chết có thể vô tình gây hại cho da mà bạn không ngờ tới.
Những người đang có các vấn đề về da như mụn trứng cá, mụn mủ, sẹo rỗ, dị ứng… bạn nên giải quyết triệt để các vấn đề về da trước khi tẩy tế bào chết. Việc tẩy tế bào chết đôi khi mài mòn da làm cho tình trạng da của bạn nặng hơn.
Bạn cần biết mình thuộc loại da nào để có chu trình skincare nói chung và tẩy tế bào chết nói riêng hiệu quả. Biết mình thuộc loại da nào giúp bạn lựa chọn được các sản phẩm tẩy da chết phù hợp.
- Da dầu:
Với đặc điểm da thường xuyên tiết dầu và dễ gặp phải các vấn đề về mụn do bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông, bạn cần kiểm soát bã nhờn và tế bào chết trên da thường xuyên.
Sử dụng những sản phẩm tẩy da chết đều đặn, kết hợp các thành phần trị mụn để cải thiện tình trạng da tốt nhất.
Những sản phẩm có chứa Axit Salicylic, Beta Hydroxy Acid thường có công dụng hỗ trợ tẩy tế bào chết và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả.
- Da khô:
Bạn có thể sử dụng nhiều loại sữa rửa mặt có thành phần tẩy tế bào chết cho da thường xuyên. Da khô thường có lượng tế bào chết nhiều hơn và cần được cung cấp thêm ẩm, giữ ẩm để hạn chế tình trạng này.
Sử dụng những sản phẩm sữa rửa mặt, Scrubs có chứa axit glycolic. Thành phần này giúp loại bỏ và bong tróc lớp da chết một cách dễ dàng. Cạnh đó axit glycolic còn giúp dưỡng ẩm cho da hiệu quả.
- Da nhạy cảm:
Hãy đảm bảo sử dụng các sản phẩm tẩy da chết phù hợp và với tần suất vừa phải để tẩy da chết cho da nhạy cảm. Nhiều loại kem tẩy tế bào chết có thành phần kháng khuẩn và chống viêm, phù hợp để bảo vệ cho da nhạy cảm.
Chọn những loại Scrubs có thành phần chính từ tự nhiên, các thành phần có chứa Propylene glycol có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm rất tốt, phù hợp cho da nhạy cảm.
Loại da này thường khó lựa chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp vì chúng có các tính chất của cả da khô và da dầu.
Nên chú ý sử dụng những sản phẩm tẩy sạch tế bào chết và dầu thừa mà không gây khô da, chú ý đến quá trình dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết.
Tổng hợp: CamnangSkincare