Sinh học

Bài 23: Hướng động

I. Lý thuyết

1. Hướng động là gì?

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

Có 2 loại hướng động chính:

  • Hướng động dương: sự sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
  • Hướng động âm: sự sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích.

Cơ chế của hướng động: do sự phân bố không đồng đều của hoocmôn auxin tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan nhận được kích thích (rễ, thân…) tạo nên sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan này.

2. Các kiểu hướng động

Kiểu hướng động

Khái niệm

Tác nhân

Đặc diểm

Vai trò

Minh họa

Hướng sáng

Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với ánh sáng

Ánh sáng

Thân: hướng sáng dương

Rễ: hướng sáng âm

Tìm nguồn ánh sáng để quang hợp.

Hướng trọng lực

Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.

Trọng lực

Hướng trọng lực dương: đỉnh rễ

Hướng trọng lực âm: đỉnh thân

Giúp rễ đâm sâu xuống đất

bai-23-huong-dong-2

Hướng hóa

Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.

Chất hóa học

Rễ hướng hóa dương với các hóa chất cần cho cây, hướng hóa âm với các hóa chất độc hại.

Giúp rễ hút được nước và muối khoáng

Hướng nước

Là phản ứng sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.

Nước

Rễ cây hướng nước dương.

Giúp rễ hút được nước

bai-23-huong-dong-4

Hướng tiếp xúc

Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.

Vật tiếp xúc

Thân cây, tua cuốn có hướng tiếp xúc dương

Giúp cây bám vào giá thể để vươn lên cao.

bai-23-huong-dong-5

II. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông

Câu 1: Hướng động là

  1. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
  2. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
  3. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
  4. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

Câu 2: Hướng động dương là kiểu mà hướng vận động của cơ quan thực vật

  1. tránh xa nguồn kích thích.
  2. tránh xa nguồn hóa chất.
  3. hướng về phía có kích thích.
  4. tránh xa nguồn nước.

Câu 3: Đặc điểm của cảm ứng ở thực vật là

  1. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
  2. xảy ra chậm, khó nhận thấy.
  3. xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
  4. xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Câu 4: Cơ quan nào sau đây của cây có hướng trọng lực dương?

  1. Rễ.
  2. Thân.
  3. Lá.
  4. Hoa.

Câu 5: Trong các cơ quan sau đây của cây, cơ quan nào có nhiều kiểu hướng động nhất?

  1. Rễ.
  2. Thân.
  3. Lá.
  4. Hoa.

Câu 6: Các kiểu hướng động dương của rễ là

  1. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
  2. hướng đất, hướng sáng, huớng hoá.
  3. hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
  4. hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.

Câu 7: Hướng động là

  1. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
  2. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
  3. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
  4. hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

Câu 8: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là

  1. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm .
  2. thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.
  3. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.
  4. thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.

Câu 9: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

  1. nhanh, dễ nhận thấy.
  2. chậm, khó nhận thấy.
  3. nhanh, khó nhận thấy.
  4. chậm, dễ nhận thấy.

Câu 10: Khi không có ánh sáng, cây non

  1. mọc vống lên và lá có màu vàng úa.
  2. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ.
  3. mọc vống lên và lá có màu xanh.
  4. mọc bình thường và lá có màu vàng úa.

Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Thùy Linh

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Back to top button