Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Tản Đà [21+ Mẫu Hay]
Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Tản Đà ❤️️ 21+ Mẫu ✅ Tham Khảo Những Mẫu Sơ Đồ Tóm Tắt Nội Dung Và Kiến Thức Tác Phẩm Đầy Đủ Nhất Tại SCR.VN.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Thơ Muốn Làm Thằng Cuội
Tóm tắt nội dung bài thơ Muốn làm thằng Cuội sẽ giúp các em học sinh nắm được những ý chính trọng tâm của tác phẩm, tham khảo bài mẫu tóm tắt tác phẩm dưới đây:
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể hiện những tâm sự thầm kín của thi sĩ Tản Đà trước cuộc sống thực tại nơi trần thế. Cái “ngông” của Tản Đà có những đặc thù do sự quy định của thời đại. Đó là sự buồn chán, nỗi sầu của một tâm hồn lãng mạn, cô đơn bế tắc và bất hòa sâu sắc với xã hội. Khao khát rất khác người, rất ngông muốn thoát li bằng mộng tưởng hướng tới cuộc sống tốt đẹp, tự do.
Khát vọng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, thể hiện cuộc sống hạnh phúc vui vầy. Khung cảnh hạnh phúc, sung sướng, đầy ắp niềm vui. Ý thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” vừa thể hiện sự thoả mãn ước nguyện, cười nhạo cõi đời xấu xa vừa thể hiện sự buồn bã, chua xót. Đó là nụ cười kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời và cõi nhân gian bé nhỏ. Nụ cười hạnh phúc vì thoát khỏi khổ đau, sống cuộc đời không nỗi buồn và có tự do.
Nhà thơ đã sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động, đang khẳng định tự do cá nhân một cách mạnh mẽ.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Tóm Tắt Muốn Làm Thằng Cuội 🔥 10 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Tản Đà – Mẫu 1
Vẽ sơ đồ tư duy Muốn làm thằng Cuội Tản Đà sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức cũng như tiếp thu bài học hiệu quả nhất.
SCR.VN tặng bạn 💧 Muốn Làm Thằng Cuội 💧 Thơ Và Giáo Án Soạn Bài Văn
Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Ngắn Gọn – Mẫu 2
Lập sơ đồ tư duy Muốn làm thằng Cuội ngắn gọn là phương pháp tóm lược, trình bày nội dung bài học một cách khoa học, súc tích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Nhớ Rừng Thế Lữ 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Đầy Đủ – Mẫu 3
Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy Muốn làm thằng Cuội đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo và ôn tập tác phẩm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Muốn Làm Thằng Cuội Chi Tiết – Mẫu 4
Mẫu sơ đồ tư duy bài thơ Muốn làm thằng Cuội chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bài Ông Đồ Vũ Đình Liên ☀️ 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Đơn Giản – Mẫu 5
Tham khảo sơ đồ bài thơ Muốn làm thằng Cuội đơn giản sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung chính cơ bản nhất để chuẩn bị tốt trước những kỳ thi.
Tiếp tục tham khảo 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Quê Hương Tế Hanh 🌳 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Bài Muốn Làm Thằng Cuội Lớp 8 – Mẫu 6
Với sơ đồ bài Muốn làm thằng Cuội lớp 8, các em học sinh có thể củng cố lại những kiến thức trọng tâm của tác phẩm và học tập tốt Ngữ văn.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Khi Con Tu Hú Tố Hữu 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Muốn Làm Thằng Cuội Cảm Nhận Tác Phẩm – Mẫu 7
Sơ đồ dàn ý Muốn làm thằng Cuội cảm nhận tác phẩm sẽ giúp các em học sinh có được cho mình định hướng cụ thể để vận dụng khi thực hiện bài viết.
Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Đập Đá Ở Côn Lôn Phan Châu Trinh 🌳 11 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ
Bài Văn Mẫu Phân Tích Muốn Làm Thằng Cuội
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Muốn làm thằng Cuội sẽ mang đến cho bạn đọc và các em học sinh những góc nhìn, những cảm nhận sâu sắc hơn về các tầng ý nghĩa mà tác phẩm muốn truyền tải.
Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ với một cá tính độc đáo: một nhà thơ của sầu và mộng, ngông và đa tình. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã thể hiện rất rõ cá tính ấy của ông.
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.
Ngay từ nhan đề của bài thơ đã cho thấy một giọng điệu suồng sã, như là đã giải tỏa được một nhu cầu nói thật, thẳng thắn của nhà thơ và cũng lại cho thấy cái ngông nghênh, bất đắc chí: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuội thì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ… thật là thành thực!
Và, nếu muốn thoát tục, lên trên thì thiếu gì những hình mẫu tiên để ước sao cứ phải là thằng Cuội? Thằng chứ không phải chú – cũng là một kiểu nói ngông. Thế thì chính là thi sĩ đa tình này muốn lên cung trăng rồi!
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,Trần thế em nay chán nửa rồi!
Chị Hằng thì phải ở cung trăng chứ còn gì nữa! Thì ra thi sĩ của chúng ta muốn làm thàng Cuội để tâm sự cùng chị Hằng Nga xinh đẹp. Hai câu mở đầu bài thơ như một tiếng kêu than. Chẳng cần phải mượn cái khác để diễn tả nỗi buồn trong lòng mình, thi sĩ bộc bạch ngay nỗi lòng mình. Hai chữ buồn lắm thật chân thành. Thi sĩ chỉ lòng mình ra trong tiếng gọi tha thiết.
Ta thường gặp trong thơ Tản Đà một vẻ buồn chán, cái buồn lan trùm tất cả. Vì buồn lắm như thế nên thi sĩ mới “muốn làm thằng Cuội . Nhưng không phải là cái buồn vô cớ, càng không phải kiếm cớ buồn đẽ được lên tiên. Cái buồn ở đây là cái buồn đời, buồn chán cuộc đời tối tăm, đen bạc, đảo điên. Không ít lần Tản Đà kêu chán đời: “Đời đáng trách biết thôi là đủ – Sự chán đời xin nhủ lại tri âm”, “Gió gió mưa mưa đã chán phèo – Sự đời nghĩ đến lại buồn teo”…
Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán. Không khí tù hãm, u uất của một dân tộc bị mất nước bao trùm hết thảy, đè nặng tâm trí con người, nhất lại là những con người nhạy cảm như thi nhân. Tâm trạng buồn chán là tâm trạng của thời đại. Có trăm ngàn vẻ buồn khác nhau song đều thấy điểm chung là sự bế tắc trước thực tại cuộc đời, từ đó mà sinh ra chán nản, bất mãn đối với thời cuộc.
Cái buồn của Tản Đà cũng bắt nguồn từ đấy. Và thế là thi sĩ tìm lối thoát bằng cách thoát li khỏi cuộc đời, sống trong một thế giới khác, thế giới mộng mơ, thần tiên. Thi nhân gọi trăng là chị, xưng với trăng là em thì vừa là muốn thân tình, gần gũi để giãi bày, vừa là chơi ngông. Bốn câu thơ tiếp càng thể hiện cái ngông của Tản Đà:
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hòa trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế. Câu 3 của bài thơ là lời ướm hỏi, rồi đến câu 4 là lời đề nghị. Nấu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn. Tính từ đây mà cũng ngang tàng đấy! Xin chị đừng từ chối nhé, bởi vì em có lí lẽ đây này:
Có bầu có bạn, cùng tri kỷCùng gió cùng mây, thế mới vui.
Cái lí của thi nhân thật là thuyết phục. Song trong sự thuyết phục để thoát li, xa lánh trần thế ấy chúng ta thấy một thực trạng buồn vắng, cô đơn của tâm hồn thi sĩ. Vốn đa tình đa cảm nên thi nhân luôn luôn có khát vọng được người tri kỉ, mà cõi trần thì “Chung quanh những đá cùng cây; Biết người tri kỉ nơi đâu mà tìm”.
Cái vui của thi nhân là cái vui được tâm giao, tâm đồng. Gió, mây thơ mộng được không nếu chẳng có bầu có bạn”. Khát vọng lên trên, lánh đời ở đây thực ra là một cách bộc lộ khao khát đồng cảm, tri âm trong cuộc đời của Tản Đà. Và cái cách ở đây là ngông. Chưa hết, thi nhân còn vẽ ra viễn cảnh:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng támTựa nhau trông xuống thế gian cười
Lãng mạn hết mức, tưởng tượng ra cảnh “tựa nhau” cùng chị Hằng thì quả là cái ngông đã đến đỉnh điểm. Tác giả hạ chữ cười ở cuối bài thật đắt. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia. Cười thách thức. Cười ngông.
Bài thơ tuân thủ khuôn mẫu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Nhưng nguồn cảm xúc tự nhiên, không chừng bay bổng đã tự tìm đến những lời thơ tựa như lời nói hàng ngày: “buồn lắm chị Hằng ơi”, “em nay chán nửa rồi”, “đã ai ngồi đây chưa”, “xin chị nhắc lên chơi”, “thế mới vui”, “tựa nhau trông xuống thế gian cười”; xưng hô khẩu ngữ (chị – em) tự nhiên, không đẽo gọt cầu kì và ngữ điệu biểu hiện đa dạng (ơi, rồi, đó chửa, xin, thế mới). Lên tiên, thoát tục là thi đề quen thuộc trong thơ cổ, ở đây cái không mới ấy đã được làm mới bằng giọng điệu, bằng lời thơ.
Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.
Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Hai Cây Phong 🌠 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay