Sinh học

Lý thuyết Sinh học 7 bài 19: Một số thân mềm khác

Lý thuyết Một số thân mềm khác

1. Một số đại diện

Lý thuyết Sinh học 7

– Đặc điểm của từng đại diện

  • Ốc sên: lớp vỏ xoắn ốc, không đối xứng, di chuyển chậm chạp
  • Mực: sống bơi lội ở biển, di chuyển vằng tua và vây bơi, mắt lớn
  • Bạch tuộc: sống ở biển, có 8 tua, mai lưng tiêu giảm
  • Sò: có 2 mảnh vỏ, sống chui rúc ở đáy biển
  • Ốc vặn: vỏ ốc xoắn dài, con non phát triển trong khoang áo ốc mẹ

– Kết luận:

  • Ngành thân mềm có số loài rất lớn (khoảng 70 nghìn loài) lại đa dạng và rất phong phú ở vùng nhiệt đới.
  • Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ.
  • Một số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền
  • Mực, bạch tuộc có lối sống tự do, săn mồi tích cực

2. Một số tập tính ở thân mềm

– Hệ thần kinh của thân mềm phát triển và tập trung, hạch não phát triển

– Mực có hộp sọ để bảo vệ não → thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.

a. Tập tính đẻ trứng ở ốc sên

Lý thuyết Sinh học 7

– Tự vệ bằng cách co rút cơ thể vào vỏ

– Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng → bảo vệ trứng không bị động vật khác ăn, nhờ nhiệt độ trong đất cho trứng nở

b. Tập tính ở mực

Lý thuyết Sinh học 7

– Mực săn mồi bằng 2 cách: đuổi bắt mồi và rình bắt mồi một chỗ

  • Đuổi bắt mồi: mực xác định con mồi, đuổi theo và dùng tua dài bắt lấy con mồi
  • Rình bắt mồi: mực lặn trong rong rêu đợi mồi, dùng tua dài bắt lấy mồi
  • Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù để trốn. Hỏa mù mặc phun ra che mắt động vật khác, còn mực di chuyển ngược lại

Trắc nghiệm bài Một số thân mềm khác

Câu 1: Ngành Thân mềm có số lượng loài là

A. Khoảng 50 nghìn loài.

B. Khoảng 60 nghìn loài.

C. Khoảng 70 nghìn loài.

D. Khoảng 80 nghìn loài.

Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm các động vật đều thuộc ngành thân mềm?

A. Ốc sên, mực, hải quỳ, san hô

B. Mực, ốc sên, bạch tuộc, sò

C. Trai sông, hải quỳ, mực , ốc vặn

D. Tôm sông, hải quỳ, mực, ốc vặn

Câu 3: Thân mềm có tập tính phong phú là do

A. Có cơ quan di chuyển

B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng

C. Hệ thần kinh phát triển

D. Có giác quan

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?

A. Thần kinh, hạch não phát triển.

B. Di chuyển tích cực.

C. Môi trường sống đa dạng.

D. Có vỏ bảo vệ.

Câu 5: Ở thân mềm, hạch thần kinh phát triển nhất là

A. Hạch lưng

B. Hạch bụng

C. Hạch não

D. Hạch hầu

Câu 6: Động vật nào dưới đây sống ở biển, có 8 tua và mai lưng tiêu giảm?

A. Bạch tuộc.

B. Sò.

C. Mực.

D. Ốc sên.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là đúng?

A. Có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do.

B. Có 10 tua dài, thích nghi với lối sống di chuyển chậm chạp.

C. Có khả năng ngụy trang, tự vệ bằng cách vùi mình trong cát.

D. Có tập tính đào lỗ để đẻ trứng.

Câu 8: Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể?

A. Sò

B. Ốc sên

C. Bạch tuộc

D. Ốc vặn

Câu 9: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là sai?

A. Sống ở biển.

B. Có giá trị thực phẩm.

C. Là đại diện của ngành Thân mềm.

D. Có lối sống vùi mình trong cát.

Câu 10: Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?

A. Vùi mình sâu vào trong cát.

B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.

C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.

D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.

Câu 11: Mực tự vệ bằng cách nào?

A. Co cơ thể vào trong vỏ cứng

B. Tung hỏa mù để trốn chạy

C. Dùng tua miệng để tấn công kẻ thù

D. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được

Câu 12: Ở mực ống, vai trò chủ yếu của tuyến mực là

A. Săn mồi.

B. Hô hấp.

C. Tiêu hóa.

D. Tự vệ.

Câu 13: Mực bắt mồi như thế nào?

A. Mực rình mồi tại một chỗ

B. Mực bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng

C. Mực đuổi theo mồi và dùng tua dài bắt mồi

D. Tất cả ý kiến trên đều đúng

Câu 14: Động vật thân mềm nào sống đục ruỗng vỏ tàu thuyền?

A. Con hà

B. Con sò

C. Con mực

D. Con ốc sên

Câu 15: Thân mềm nào bảo vệ con trong khoang áo cơ thể mẹ?

A. Ốc sên

B. Ốc vặn

C. Mực

D. Bạch tuộc

Câu 16: Loài nào có tập tính đào lỗ đẻ trứng?

A. Ốc vặn

B. Ốc sên

C. Sò

D. Mực

Câu 17: Thân mềm nào gây hại cho con người

A. Sò

B. Mực

C. Ốc vặn

D. Ốc sên

Câu 18: Ốc sên tự vệ bằng cách nào?

A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.

B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.

C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ.

D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.

Đáp án

Câu 1: CCâu 2: BCâu 3: CCâu 4: ACâu 5: CCâu 6: ACâu 7: ACâu 8: CCâu 9: DCâu 10: BCâu 11: BCâu 12: DCâu 13: DCâu 14: ACâu 15: BCâu 16: BCâu 17: DCâu 18: C

…………………..

Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 7, VnDoc giới thiệu Chuyên mục Lý thuyết Sinh học 7 hệ thống những phần nội dung chính quan trọng được học trong mỗi bài, bên cạnh đó là những câu hỏi vận dụng đi kèm để các em dễ dàng ghi nhớ bài học. Mời các em theo dõi chuyên mục để có cho mình những tài liệu hay, hữu ích phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu Lý thuyết Sinh học 7 bài 19: Một số thân mềm khác mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Back to top button