Sinh học

Giáo án Sinh học 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Giúp hs trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học để gây đột biến.HS giải thích được sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các thể gây đột biến.

2. Kĩ năng

– Rèn luyện cho hs kĩ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức, so sánh tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.

3. Thái độ

– Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêi thích môn học.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

+ GV: Tư liệu về chọn giống, thành tựu khoa học

+ HS: Phiếu học tập:

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

9A     9B

9C     9D

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

*Đặt vấn đề: (1’) Thế nào là đột biến và đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn ?

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1:

– GV y/c hs ghi nhớ thông tin và hoàn thành nội dung phiếu học tập.

– GV kẻ phiếu trên bảng y/c đại diện các nhóm lên điền.

– GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức.

I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí.

Tác nhân

Tiến hành

Kết quả

Ứng dụng

1. Tia phóng xạ

– Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô ( xuyên sâu)

– Tác động lên ADN

– Gây đột biến gen.

– Chấn thương gây ĐB ở NST

– Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng.

– Mô thực vật nuôi cây.

1. Tia tử ngoại

– Chiếu tia, các tia xuyên qua màng ( xuyên nông)

– Gây ĐB gen

– Xử lí VSV bào tử và hạt phấn.

3.Sốc nhiệt

– Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột

– Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng.

– Tổn thương thoi phân bào → rối loạn phân bào.

– Đột biến số lượng NST.

– Gây hiện tượng đa bội ở 1 số cây trồng ( đặc biệt là họ cà)

Hoạt động 2

– GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk → TĐN và trả lời câu hỏi lệnh sgk ( T97)

– GV y/c đại diện các nhóm trình bày

– GV nhận xét và giúp hs hoàn thiên kiến thức.

Hoạt động 3

– GV giới thiệu sử dụng ĐB trong chọn giống gồm:

 + Chọn giống VSV

 + Chọn giống cây trồng

 + Chọn giống vật nuôi.

– GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và kết hợp tư liệu sưu tầm.

– GV y/c hs trả lời câu hỏi mục sgk ( T 98)

– GV Chốt lại kiến thức.

– GV y/c hs đưa tong ví dụ trong tong trường hợp trên.

II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.

– Hóa chất: EMS, NMU, NEU, Cônrixin.

– Phương pháp: Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, tẩm dung dịch vào bầu nhụy…

+ Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêic, mất cặp nuclêic, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc.

III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống.

* Trong chọn giống vi sinh vật: ( phổ biến là gây ĐB và chọn lọc)

– Chọn các cá thể ĐB tạo ra chất có hoạt tính cao.

– Chọn thể ĐB sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.

* Trong chọn giống cây trồng:

– Chọn ĐB có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.

– Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.

* Đối với vật nuôi:

– Chỉ sử dụng các nhóm ĐV bậc thấp.

– Các ĐV bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hóa.

4. Củng cố & Luyện tập

– Gọi hs đọc kết luận sgk

? Con người đã gây ĐB nhân tạo bằng loài tác nhân nào và tiến hành như thế nào.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà

– Học bài và trả lời câu hỏi sgk

– Đọc mục “Em có biết”

– Ôn luyện các bài đã học( Theo bài 40 SGK)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác:

  • Bài 31: Công nghệ tế bào
  • Bài 32: Công nghệ gen
  • Ôn tập chương 1 Sinh học 9
  • Đề kiểm tra học kì I Sinh học 9
  • Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Back to top button