Sinh học

Sinh học 8 bài 42: Vệ sinh da

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 42: Vệ sinh da được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Tài liệu giúp các em củng cố kiến thức được học, dễ dàng vận dụng làm bài tập liên quan, từ đó học tốt Sinh học 8 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Sinh học 8 bài 42

  • Giải bài tập trang 136 SGK Sinh lớp 8: Vệ sinh da
  • Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 42: Vệ sinh da (rút gọn)

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 42

I. BẢO VỆ DA

– Khi da chúng ta bẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển → phát sinh các bệnh ngoài da. Hạn chế sự bài tiết mồ hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Khi da bị xây xát làm cho da dễ bị nhiễm trùng, tạo kẽ hở cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vi khuẩn, uốn ván …

→ cần có các biện pháp bảo vệ da để tránh cho da bị bẩn và bị xây xát.

+ Để giữ cho da sạch sẽ, không bị bẩn ta cần:

– Thường xuyên tắm, rửa sạch sẽ.

– Rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận bám bụi như mắt, chân tay.

– Khi da sạch sẽ có thể tiêu diệt đến 85% vi khuẩn bám trên da, khi da bẩn chỉ tiêu diệt được 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa và các bệnh ngoài da.

– Ở tuổi dậy thì, chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng, miệng tuyến nhờn ở lỗ chân lông bị sừng hóa chất nhờn tích tụ lại mụn trứng cá.

+ Để tránh cho da bị xây xát ta cần:

– Thận trọng khi lao động, vui chơi… tránh cho da bị xây xát.

– Không nên nặn mụn trứng cá vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

– 1 số bệnh ngoài da thường gặp, biểu hiện và cách phòng chống

– Ngoài ra, còn 1 số bệnh khác như: thủy đậu, chốc lở, mụn cơm, tay chân miệng, bỏng …

– Phòng chống: giữ vệ sinh thân thể, nơi ở và nơi công cộng, tránh để da bị bỏng, xây xát và bị bẩn.

– Chữa bệnh: cần chữa trị kịp thời và theo hướng dẫn của bác sĩ.

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 42

Câu 1: Vì sao xuất hiện sẹo trên da?

A. Nhiễm trùng

B. Nọc độc của động vật gây ra

C. Tế bào da tăng sinh quá mức để lấp đầy phần da bị tổn thương

D. Tác dụng phụ của phản ứng trao đổi chất trong cơ thể

Câu 2: Các thụ quan nằm dưới da có chức năng cảm nhận kích thích từ ngoài môi trường. Trong đó có thụ quan cảm nhận tiếp xúc. Giải thích vì sao đầu ngón tay có cảm nhận tốt hơn khuỷu tay?

A. Do lớp mỡ ở khuỷu tay dày hơn

B. Do đầu ngón tay có nhiều thụ quan tiếp xúc hơn

C. Do khuỷu tay không có chức năng cảm nhận tiếp xúc

D. Do khuỷu tay không có thụ quan tiếp xúc

Câu 3: Vì sao không nên nặn trứng cá?

A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da

B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da

C. Tạo ra những vết thương hở ở da

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Vì sao không nên tắm nước lạnh?

A. Khiến lỗ chân lông đóng lại

B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong

C. Tế bào da nhanh bị lão hóa

D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể

Câu 5: Thói quen nào sau đây không tốt cho da?

A. Tắm nắng lúc 6-7h

B. Vận động để ra mồ hôi tích cực

C. Vệ sinh thân thể mỗi ngày

D. Uống ít nước

Câu 6: Vì sao mùa đông da thường trắng hơn mùa hè?

A. Sắc tố da tạo ra ít

B. Da không bị cháy vì nắng

C. Lớp mỡ dưới da dày lên

D. Mạch máu co lại

Câu 7: Cần làm gì khi bị bỏng da tay?

A. Rửa ngay dưới vòi nước mát và sạch, bôi thuốc mỡ

B. Đút tay vào lỗ tai

C. Rửa tay bằng nước lạnh đã để trong tủ lạnh ngăn mát

D. Thổi bằng miệng

Câu 8: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn?

A. Tế bào da tăng sinh mạnh

B. Vi khuẩn dễ xâm nhập

C. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài

D. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều

Câu 9: Nếu da bị nấm cần làm gì?

A. Tắm nhiều hơn 1 lần mỗi ngày

B. Phơi vùng da bị nấm dưới ánh nắng gắt để diệt nấm

C. Che kín vùng da bị nấm tiếp xúc thêm với môi trường

D. Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Câu 10: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy?

A. Lớp tế bào chết tăng lên

B. Vi khuẩn trên da rất nhiều

C. Sản phẩm của tuyến nhờn tạo ra nhiều

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin