Sinh học

Sinh học 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Giải bài tập Sinh học 8 bài 30

  • Giải bài tập trang 99 SGK Sinh lớp 8: Vệ sinh tiêu hóa
  • Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa (rút gọn)

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 30

I. CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI CHO HỆ TIÊU HÓA

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau:

– Răng bị hư hại do thiếu canxi (Ca) hoặc fluo (F), do vi khuẩn lên men thức ăn thừa làm hỏng lớp men răng.

– Dạ dày, tá tràng bị viêm loét do dòng vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp niêm mạc, các chất độc (thức ăn ôi thiu, vi khuẩn tả … kí sinh trùng amip tiết ra).

– Viêm các tuyến tiêu hóa do các loại vi khuẩn, virut kí sinh.

– Hoạt động tiêu hóa bị cản trở do giun sán sống kí sinh trong ruột.

– Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách.

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần.

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái.

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi.

– Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và protein nhưng lại ít chất xơ.

+ Ăn uống quá nhiều chất chát.

* Kết luận:

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa có thể kể đến như: vi khuẩn, virut, giun sán, tác nhân gây độc từ môi trường, ăn uống không đúng cách.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI VÀ ĐẢM BẢO SỰ TIÊU HÓA CÓ HIỆU QUẢ

– Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

– Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa (ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn…).

– Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.

/data/image/2018/11/28/ly-thuyet-sinh-hoc-lop-8-bai-30-2.jpg

– Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn, sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để tiêu hóa được hiệu quả.

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 30

Câu 1: Tác nhân nào dưới đây gây hại cho hệ tiêu hóa?

A. Vi sinh vật

B. Uống nhiều rượu, bia

C. Ăn thức ăn ôi thiu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý

A. Vệ sinh răng miệng đúng cách

B. Ăn uống hợp vệ sinh

C. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Trong các biểu hiện dưới đây, đâu là dấu hiệu của bệnh tả

1. nôn mửa và

2. tiêu chảy nặng

3. mất nước nhiều

4. đầy hơi

5. táo bón

6. đau bụng trên

7. sốt lạnh

Đáp án đúng là:

A. 1, 2, 3

B. 2, 3, 5

C. 2, 4, 5

D. 5, 6, 7

Câu 4: Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh do hệ tiêu hóa?

A. Trào ngược acid

B. Hội chứng IBS

C. Không dung nạp lactose

D. Viêm phế quản

Câu 5: Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là?

A. Tiêu chảy

B. Trào ngược acid

C. Bệnh sa dạ dày

D. Bệnh viêm đại tràng

Câu 6: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

A. Uống nước lọc

B. Uống nước ngọt, đồ uống thể thao

C. Ăn hoa quả

D. Ăn rau xanh

Câu 7: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn?

A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn

B. Ăn chậm, nhai kĩ

C. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Loại vi khuẩn nào dưới đây kí sinh trên ống tiêu hoá của người?

A. Vi khuẩn lao

B. Vi khuẩn thương hàn

C. Vi khuẩn giang mai

D. Tất cả các phương án

Câu 9: Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn?

A. Rượu trắng

B. Nước lọc

C. Nước khoáng

D. Nước ép trái cây

Câu 10: Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón

1. Ăn nhiều rau xanh

2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin

3. Uống nhiều nước

4. Uống trà đặc

A. 2, 3

B. 1, 3

C. 1, 2

D. 1, 2, 3

Back to top button