Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở động vật
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
Câu 1: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?
A. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
D. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
Câu 2: Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là
A. phế quản phân nhánh nhiều
B. có nhiều phế nang
C. khí quản dài
D. có nhiều ống khí
Giải thích
So với các động vật trên cạn, phổi chim được cấu tạo bởi nhiều ống khí, còn các động vật trên cạn khác sẽ có nhiều phế nang.
Câu 3: Ở người, phần bao quanh phế nang là?
A. Hệ thống thần kinh
B. Hệ thống động mạch
C. Hệ thống tính mạch
D. Hệ thống mao mạch
Giải thích
Những phế nang thường được bao quanh bởi hệ thống mao mạch. Xét về cấu tạo mô học, phế quản được cấu tạo từ 4 lớp là lớp sụn sợi, lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc (lớp cuối) chứa các tuyến phế quản
Câu 4: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự
A. vận động của đầu
B. vận động của cổ
C. co dãn của túi khí
D. di chuyển của chân
Câu 5: Khi nói về tính tự hoạt động hô hấp ở người, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phổi có hệ dẫn truyền tự động có khả năng tự co giãn để hít thở không cần sự tham gia của ý thức
B. Trung tâm điều khiển hoạt động hô hấp ở người nằm ở hành não và cầu não
C. Trung khu hô hấp có khả năng tự phát xung hoạt động hay ức chế thay thế lẫn nhau
D. Hít thở sâu không phải là hoạt động hô hấp tự động mà có sự tham gia của ý thức
Giải thích
Ý A sai vì sự co giãn của phổi không phải vì có hệ dẫn truyền tự động mà do sự nâng lên hạ xuống của lồng ngực dưới tác động từ các cơ thở.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Lý thuyết Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật
Lý thuyết Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Lý thuyết Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Lý thuyết Bài 15: Cảm ứng ở thực vật