Sinh học

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Kết nối tri thức): Cảm ứng ở thực vật

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Câu 1: Ứng động là

A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng

B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định

Giải thích: Ứng động là Hình thức phản ứng của cây (thực vật) trước tác nhân kích thích không định hướng (không có hướng). Dựa trên đặc điểm liên quan đến sinh trưởng, người ta chia ứng động thành hai kiểu là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Câu 2: Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây?

A. Auxin.

B. Gibêrêlin.

C. Etylen.

D. Phitocrom

Giải thích: Hướng sáng là phản ứng sinh trưởng của cây đối với ánh sáng. Auxin là hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây. Auxin là một hoocmon thực vật có tác dụng đến các quá trình sinh trưởng của tế bào, các hoạt động của tầng phát sinh, hay sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn và tính hướng của thực vật, …

Câu 3: Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rãnh làm rễ vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu?

A. Hướng sáng dương.

B. Hướng nước dương.

C. Hướng hóa dương.

D. Hướng đất dương.

Câu 4: Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là:

A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí – sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.

B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

Câu 5: Sự thay đổi áp suất trương nước làm khí khổng đóng mở là do:

A. Sự thay đổi cường độ ánh sáng

B. Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục

C. Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào

D. Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.

Giải thích: Sự thay đổi áp suất trương nước ở sự đóng mở khí khổng do thay đổi nồng độ ion K+ trong tế bào. Khi nồng độ K+ thấp => tế bào khí khổng bị mất nước làm khí khổng khép lại và ngược lại.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Lý thuyết Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Lý thuyết Bài 17: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Bài 18: Tập tính ở động vật

Back to top button