Bài 30. Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn trang 145, 146, 147 Sinh 10 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi tr 147
Câu hỏi
Câu 5: Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus trong thực tiễn.
Hướng dẫn giải:
Trong thực tiễn, virus được ứng dụng để nâng cao chất lượng cây trồng, giúp cây trồng chống lại được với sâu bệnh.
Lời giải chi tiết:
Một số thành tựu về ứng dụng virus trong thực tiễn:
– Sản xuất thuốc trừ sâu.
– Tạo giống cây kháng sâu bệnh.
Luyện tập
Dựa vào hình 30.3 và kiến thức đã học ở bài 27, hãy nêu sự khác nhau giữa việc sản xuất thuốc trừ sâu từ virus và vi khuẩn.
Hướng dẫn giải:
Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu từ virus được thể hiện ở hình 30.3
Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt trải qua các giai đoạn:
– Chuẩn bị giống: Chuẩn bị giống chủng Bacillus thuringiensis chuẩn.
– Nhân giống: Quá trình nhân giống gồm 2 lần nhân giống: nhân giống vi khuẩn cấp 1 trên máy lắc, sau đó chuyển sang nhân giống cấp 2 trong nồi lên men 500l hoặc 5000l.
– Lên men: Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt được thực hiện theo phương pháp lên men chìm.
– Xử lý dịch lên men: Giai đoạn này gồm hai giai đoạn là lọc và li tâm để thu sinh khối.
– Thu sinh khối và đóng gói sản phẩm. Sinh khối được thêm chất phụ gia để tăng chất lượng sản phẩm. Sản phẩm được đóng gói nếu sấy khô hỗn hợp, hoặc đóng chai nếu không sấy khô hôn hợp.
Lời giải chi tiết:
Sự khác nhau giữa thuốc trừ sâu từ virus và thuốc trừ sâu từ vi khuẩn: Vật nhân giống để tạo thuốc trừ sâu từ virus là sâu bệnh chứa virus, còn vật nhân giống ở thuốc trừ sâu từ vi khuẩn là vi khuẩn.
Vận dụng
Hãy giải thích vì sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.
Hướng dẫn giải:
– Virus ôn hoà (phage λ) là những virus có khả năng dùng cả hai chu trình sinh tan và tiềm tan trong một tế bào vật chủ. Trong chu trình tiềm tan của phage λ, DNA của phage kết hợp với, DNA của vi khuẩn trở thành tiền phage.
– Một số virus kí sinh ở vi khuẩn (phage), chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
Lời giải chi tiết:
Các phage (virus của vi khuẩn) được dùng làm vector chuyển gen vì chúng có khả năng kết hợp DNA với DNA của vi khuẩn nên có thể thực hiện việc mang gen từ tế bào vi khuẩn cho sang tế bào chủ nhận, và nếu cắt bỏ và thay thế một vài đoạn gene thì chúng vẫn có thể nhân lên.
Bài tập
Câu 1: Hãy nêu vai trò của virus đối với đời sống và sản xuất của con người.
Câu 2: Hãy nêu ra ít nhất ba lí do để thuyết phục người nông dân nên dùng thuốc trừ sâu sinh học trong trồng trọt.
Câu 3: Điều tra thực trạng sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus ở địa phương.
Có thể thực hiện theo gợi ý sau: Xác định mục tiêu, nội dung điều tra; Thiết kế phiếu điều tra; Tiến hành điều tra (địa điểm, đối tượng, thời gian, cách tiến hành); Tổng hợp kết quả điều tra và rút ra nhận xét về thực trạng (sử dụng bảng, biểu đồ để thể hiện kết quả điều tra); Đề xuất biện pháp khắc phục thực trạng trên.
Hướng dẫn giải:
– Các ứng dụng virus vào y học: sản xuất chế phẩm insulin, interferon
để chữa bệnh tiểu đường và phòng chống sự nhân lên virus; sản xuất vaccine phòng bệnh cho
con người.
– Các ứng dụng virus vào đời sống thực tiễn: sản xuất thuốc trừ sâu, tạo giống cây trồng
kháng sâu bệnh, góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp, hạn
chế ô nhiễm môi trường.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Vai trò của virus đối với đời sống và sản xuất của con người:
– Tạo ra các chế phẩm giúp chữa bệnh cho con người như vaccine, interferon, insulin.
– Giúp nâng cao chất lượng nông sản bằng cách tạo ra thuốc trừ sâu sinh học, các cây kháng sâu bệnh, chịu hạn,…
Câu 2: Một số lí do để thuyết phục người nông dân nên dùng thuốc trừ sâu sinh
học trong trồng trọt:
– Giá thành rẻ, dễ sử dụng.
– Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc.
– Bảo vệ môi trường.
– Có thể thu hoạch nông sản ở bất kì thời điểm nào mong muốn.
– Không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Câu 3:
Em có thể điều tra thực trạng sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu từ virus ở địa phương dựa theo các ý sau:
– Tên một số loại thuốc trừ sâu từ virus được sử dụng, các loại cây trồng sử dụng loại thuốc đó.
– Liều lượng và tần suất sử dụng trong các giai đoạn phát triển của cây trồng.
– Hiệu quả sử dụng các thuốc trừ sâu.
– Đánh giá chung về thực trạng sử dụng.