Tiếng anh

Sau động từ thường là gì? Cách dùng động từ thường trong tiếng Anh

Động từ có chức năng quan trọng nhất giúp cấu tạo câu Tiếng Anh hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong Tiếng Anh có hai loại động từ chính là động từ to be và động từ thường gây khó khăn cho người học. Hãy cùng IELTS Cấp Tốc tìm hiểu sau động từ thường là gì qua bài viết sau đây để nắm chắc ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản.

Động từ thường là gì?

Cấu tạo cơ bản của một câu Tiếng Anh bao gồm chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Nếu thiếu đi động từ thì không được xem là một câu hoàn chỉnh. Trong Tiếng Anh có nhiều loại động từ nhưng quan trọng nhất là động từ thường và động từ to be.

Động từ là những từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Động từ đi cùng với chủ ngữ là hai thành phần chính yếu trong câu hoặc cụm từ.

Ví dụ:

  • My sister goes to the library every weekend.
  • I play football after school everyday.

Phân loại động từ trong Tiếng Anh

Ngoài động từ thường và động từ to be, trong Tiếng Anh còn có các dạng động từ khác dễ gây nhầm lẫn:

Phân loại động từ theo chức năng

  • Động từ chỉ thể chất (physical verbs): miêu tả hành động cụ thể của một người hoặc vật. (Ví dụ: work, play, listen, walk, run, climb, look,…)
  • Động từ chỉ trạng thái (stative verbs): miêu tả những hành động không thuộc về thể chất. (Ví dụ: want, appreciate, believe, wish,…).
  • Động từ chỉ hoạt động nhận thức (mental verbs): miêu tả các hoạt hoạt động tinh thần và các khái niệm như khám phá, suy nghĩ, hiểu biết hoặc lập kế hoạch. (Ví dụ: expect, feel, hope, imagine, know, learn, notice, perceive, recognize, understand, wish …).
  • Động từ hành động (action verbs): diễn tả một hành động bao gồm cả thể chất (physical) hoặc tinh thần (mental). (Ví dụ: agree, ask, arrive, bring, buy, dance, do, give, kick, leave, lift, listen, slide, smile, stand, think…).

Phân loại động từ theo đặc điểm

  • Ngoại động từ (transitive verbs): diễn tả một hành động có sự tác động đến một người hoặc một vật nào khác (Ví dụ: address, bring, borrow, carry…).
  • Nội động từ (intransitive verbs): thể hiện hành động của chủ ngữ một cách trọn vẹn trong câu (Ví dụ: arrive, cough, deteriorate, eat…).

Nhóm động từ đặc biệt

  • Trợ động từ (auxiliary verbs): đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho một động từ chính. Trợ động từ có thể bổ sung về hình thái,tính chất,khả năng,mức độ…của hành động (Ví dụ: can, dare, may, must…).
  • Động từ liên kết (linking verbs): chỉ ra mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu chứ không thể hiện hành động (Ví dụ: be, become…).

Sau động từ thường là gì?

Trả lời nhanh cho câu hỏi sau động từ thường là gì? Chính xác, chúng ta sẽ thường thấy sau động từ thường có thể là trạng từ, tính từ, tân ngữ, 2 tân ngữ (tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp), và danh động từ (Gerund).

Trên thực tế, có nhiều loại từ có thể theo sau động từ thường để tạo thành câu hoàn chỉnh. Cùng tìm hiểu chi tiết cách dùng của các từ loại theo sau động từ thường trong từng trường hợp sau:

Sau động từ thường là tính từ

Trong một câu hoàn chỉnh, tính từ có thể đứng sau động từ thường hoặc động từ to be. Các động từ này thường là động từ liên kết (appear, become, feel, get, look, remain, seem, sound…) và một số động từ chỉ cảm giác (appear, smell, taste…).

Ví dụ:

  • Sau động từ thường: Annie feels bored in Chemistry class.
  • Sau động từ to be: Peter is a strong boy.
  • Sau động từ chỉ cảm giác: The food smell bad in the trash can.

Sau động từ thường là trạng từ

Trạng từ chỉ thể cách (adverb of manner) thường đứng sau động từ thường. Trường hợp nếu câu có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ.

Ví dụ:

  • She writes carefully.
  • She writes the letter carefully.

Sau động từ thường là tân ngữ

Ngoại động từ thường có tân ngữ theo sau. Nếu câu sử dụng nội động từ thì có thể lược bớt tân ngữ vì động từ không cần bổ nghĩa.

Ví dụ:

  • David opened the door. (Ngoại động từ)
  • The door opened (Nội động từ, không có tân ngữ theo sau)

Một số động từ tuân theo cấu trúc sau: advise, ask, beg, command, encourage, instruct, invite, order, persuade, recommend, remind, request, tell, urge, warn,…

Động từ + tân ngữ + to (verb + object + to)

Ví dụ:

  • Can you remind me to call Dr. John tomorrow?
  • Linda asks her parents to go out with her friends.

Sau động từ thường là 2 tân ngữ (verb + 2 objects)

Tân ngữ trong câu thường có tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ gián tiếp thường là một người hay nhóm người (tân ngữ thứ nhất). Tân ngữ thứ hai là một vật (tân ngữ trực tiếp):

Động từ + tân ngữ gián tiếp + tân ngữ trực tiếp (verb + indirect object + direct object)

Ví dụ:

  • Could you tell me about your interests?
  • Jonas made himself a cup of coffee.

Sau động từ là danh động từ (Gerund)

Danh động từ được hình thành bằng cách thêm “-ing” vào sau động từ. Nếu trong câu đã có động từ nhưng bạn muốn thêm vào động từ khác thì động từ sau bắt buộc phải thêm “-ing”.

Ví dụ:

  • They finish writing the letter.
  • She starts reading her friend’s notebook in secret.

Xem thêm:

  • Bài tập về động từ
  • Bảng động từ bất quy tắc
  • Bài tập động từ nguyên mẫu Ving

Bài tập vận dụng sau động từ thường là gì?

Bài tập: Tìm động từ phù hợp để có được câu hoàn chỉnh:

1. Are you fine? You _______ you have cried.

A. look

B. seem that

C. look as though

D. look

2. This Pho _______ a bit too salty.

A. tastes

B. feels

C. tastes like

D. feels like

3. It _______ noodle soup but it doesn’t really _______ noodle soup.

A. tastes / looks

B. tastes like / look like

C. tastes as if / look as if

D. tastes as if / look like

4. It _______ a kite, but it _______ some kind of UFO was flying over our heads.

A. looked like / sounded

B. looked / sounded like

C. looked as if / sounded as though

D. looked like / sounded as if

5. It _______ a sauna here. Could you switch on the air-conditioner?

A. looks

B. feels as if

C. feels like

D. feels

6. Dave _______ fine, but he _______ he was in a lot of pain.

A. sounded like / looked like

B. sounded / looked

C. sounded as if / looked like

D. sounded / looked as though

7. I _____ anything about the night of the accident.

A. don’t remember

B. ‘m not remembering

C. wasn’t remembering

8. After we broke up, she sold the ring that I _____ her for her birthday.

A. give

B. was giving

C. had given

9. We _____ our website.

A. recently renewed

B. are recently renewing

C. have recently renewed

10. We took off our clothes and _____ into the river.

A. were jumping

B. had jumped

C. jumped

11. Ann: You look fitter! – Jame: Yes, I _____ at the gym for the last few months.

A. ‘m working out

B. ‘ ve been working out

C. work out

12. I’m pretty sure printed books _____ one day.

A. are disappearing

B. are going to disappear

C. will disappear

13. Alan _______ me to stop buying so much stuff online.

A. convinced

B. said

C. recommend

14. I don’t blame you _______ to move to another house. I don’t like this house either.

A. to want

B. that you want

C. for wanting

15. Mia suggests _______ the police right now.

A. you to call

B. you call

C. to call

16. My uncle _______ us not to drink that water.

A. informed

B. insisted

C. warned

17. She _______ anything to do with what happened.

A. said not to have

B. denied having

C. insisted not having

18. “I wish I had been there with you.” She _______ there with me.

A. regretted not being

B. denied being

C. announced that she wasn’t

Đáp án

Hy vọng qua bài viết sau động từ thường là gì của IELTS Cấp Tốc, bạn có thể nắm được vị trí của các từ loại trong câu. Đây là dạng ngữ pháp căn bản và nền tảng cho bất kỳ ai bắt đầu học Tiếng Anh. Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm hiểu thêm những cấu trúc ngữ pháp thường xuất hiện trong kỳ thi tiếng Anh, IELTS tại chuyên mục ngữ pháp trên website để trau dồi tiếng Anh mỗi ngày.

Back to top button