Giáo dục

Với soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền trang 39, 40, 41, 42, 43, 45 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trang 39) – Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Người có uy quyền hoặc là người có địa vị xã hội cao, giàu có, khiến người khác nể sợ hoặc là người có tài năng kiệt xuất, khiến người khác dè chừng và ngưỡng mộ.

– Một nhân vật có uy quyền: Nhân vật hiệu trưởng Albus Dumbledore trong tiểu thuyết “Harry Potter”. Trong truyện, nhân vật được xây dựng là pháp sư vĩ đại và xuất chúng nhất mọi thời, đến Chúa tể Hắc Ám cũng phải kính nể và e sợ, là một vị hiệu trưởng đáng kính của trường học pháp thuật. Nhân vật tạo nên uy quyền bằng tài năng xuất chúng.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?

– Trong truyện, Phăng-tin là một nữ công nhân bất hạnh (nghèo khổ, phải bán tóc, bán răng để nuôi con).

– Hiện Phăng-tin đang nằm trên giường bệnh trong bệnh xá, đang hết sức ốm yếu; khao khát được gặp con trước khi mất.

2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?

– Giăng Van-giăng khi trở thành thị trưởng đã lấy tên là Ma-đơ-len. Nhưng để cứu một người vô tội bị nhận nhầm thành mình, Giăng Van-giăng đã đến tòa thú nhận thân phận thực.

– “Từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”, tức là Giăng Van-giăng đã quay trở về thành thơ xén cây bình thường khi xưa, không còn là thị trưởng uy quyền nữa.

3. Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.

+ Giọng điệu “man rợ, điên cuồng”

+ Giọng nói “không phải tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”

Qua giọng nói đã hé mở tính cách điên cuồng, tàn nhẫn, hung ác của nhân vật.

4. Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?

– Đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng là thị trưởng luôn làm việc thiện và giúp người nghèo, là hiện thân cho cái đẹp, cái thiện, là sự dũng cảm của chị: “Nhưng ông thị trưởng vẫn đứng đó. Chị còn sợ gì nữa?”

– Nhưng khi thấy tên chó săn tóm cổ Giăng Van-giăng, và “ông thị trưởng cúi đầu”, Phăng-tin tưởng như thấy cái thiện đang cúi đầu chịu thua cái ác. Chị thấy thế giới tốt đẹp này đã biến mất theo cái cúi đầu đó.

5. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.

– Gia-ve: lời nói cộc lốc, quát nạt, nôn nóng, ép buộc (“Mau lên!”, “Nói to, nói to lên!”, “Ta bảo mày nói to lên cơ mà.”), khinh thường đối phương (cách xưng hô “ta-mày”).

– Giăng Van-giăng: lời nói nhẹ nhàng, lịch sự (cách xưng hô “tôi-ông”), bình tĩnh, kiên định.

6. Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe đến đứa con gái của mình?

– Phăng-tin có phản ứng mạnh khi nghe đến đứa con: chị “run lên bần bật”, các lời thoại liên tiếp cất lên, đều là những câu kết thúc bằng dấu chấm than, thể hiện cảm xúc dâng trào của chị – Phăng-tin rất muốn, rất khao khát được gặp con gái mình trước khi mất.

7. Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.

Trong cuộc đối thoại với Phăng-tin, Gia-ve tỏ ý khinh thường Giăng Van-giăng khi nhắc đến quá khứ của Giăng Van-giăng: “Cái xứ chó đểu gì mà những thằng tù đi đày thì làm ông nọ ông kia”.

8. Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?

– Gia-ve run sợ trước sức mạnh của Giăng Van-giăng, khi Giăng Van-giăng tay không bẻ gãy cái gióng giường, và cầm cái gióng đó “trợn mắt nhìn Gia-ve”. Gia-ve run sợ trước lời cảnh báo của Giăng Van-giăng: “Tôi khuyên anh đừng có quất rầy tôi lúc này”.

– Bởi vì trước đó, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve là kẻ “giết chết người đàn bà này rồi”, nên khi thấy Giăng Van-giăng tiến lại gần, Gia-ve run sợ.

9. Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.

– Người kể chuyện nói thay những câu hỏi mà người đọc cùng thắc mắc khi đọc đến tình tiết Giăng Van-giăng ghé lại thì thầm bên tai Phăng-tin. Qua một loạt câu hỏi, nhà văn đã gợi liên tưởng đến mối liên hệ giữa hai con người khốn khổ, đến việc Giăng Van-giăng thực hiện lời hứa.

– Đồng thời, đoạn trữ tình ngoại đề này đã góp phần soi sáng tư tưởng tác phẩm: vượt lên trên hiện thực để vươn tới cái đẹp, cái thiện.

10. Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.

– Giăng Van-giăng nói với Gia-ve: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”. Câu nói thể hiện sự bình thản, ung dung của Giăng Van-giăng. Giăng Van-giăng không sợ Gia-ve, không lo lắng đến việc bị Gia-ve bắt.

* Sau khi đọc

Nội dung chính:

Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là đoạn cuối của phần “Phăng-tin” trong bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, xxay quanh cuộc gặp gỡ của Giăng Van-giăng và Phăng-tin trong bệnh xá, sau khi Giăng Van-giăng quyết định tự thú để cứu người bị nhận oan. Cuối văn bản, Phăng-tin mất trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình. Giăng Van-giăng đã rơi vào tay Gia-ve.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Có thể chia đoạn trích thành hai phần:

+ Phần 1 (từ đầu… Phăng-tin đã tắt thở): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết.

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh, khôi phục “uy quyền” trước Gia-ve.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin:

+ Trước sự hốt hoảng của Phăng-tin khi Gia-ve đến: Trấn an Phăng-tin, quyết tâm tìm đứa con cho chị với thái độ đầy trách nhiệm.

– Khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng xót thương vô hạn, thì thầm vào tai chị, sửa lại mái tóc cho chị, vuốt mắt cho chị, đặt lên bàn tay chị một nụ hôn.

🡪 Hành động thể hiện thái độ yêu thương của những người cùng khổ với nhau; lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh cứng cỏi ở Giăng Van-giăng.

– Theo tôi, Giăng Van-giăng có thể sẽ nói với Phăng-tin về lời hứa nhất định sẽ tìm được đứa con của chị, an ủi linh hồn của Phăng-tin được yên nghỉ, Phăng-tin sẽ được “đi vào bầu ánh sáng vĩ đại của Chúa”, không còn phải chịu khổ sở nơi trần gian nữa.

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Trong đoạn trích này, V. Huy-gô đã có dụng ý miêu tả Gia-ve như một con thú qua các góc độ: bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn.

+ Bộ dạng thú dữ vồ mồi : tiếng thét của hắn: “Mau lên” được miêu tả “không phải là tiếng người mà là tiếng thú gầm”, quát tháo ầm ĩ trong bệnh xá.

+ Hành động thôi miên con mồi (“đứng lì một chỗ”), nhìn chằm chằm vào con mắt (“cặp mắt nhìn như cái móc sắt”).

+ Động tác lao tới con mồi (“tiến vào giữa phòng”).

+ Cười đắc thắng (nhưng là “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”).

+ Bản tính vô cảm, vô nhân tính: phủ nhận tình cảm mẹ con của Phăng-tin, vô cảm trước nỗi đau tuyệt vọng của Phăng-tin, vô cảm trước cái chết của Phăng-tin.

– Người kể chuyện thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ đối với nhân vật Gia-ve.

Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Đầu đoạn trích (trước khi Phăng-tin chết): Giăng Van-giăng nói năng lễ phép với Gia-ve, xưng là “tôi – ông”, bị Gia-ve “túm lấy cổ áo”, bị xưng hô “mày – tao” nhưng vẫn bình tĩnh, nhún nhường, cầu xin Gia-ve.

– Phần sau của đoạn trích, sau khi Phăng-tin mất: hành động quyết liệt, dứt khoát, kết tội Gia-ve (“Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”), tìm vũ khí tự vệ (“giật gẫy trong chớp mắt” một “cái thanh giường”), sẵn sàng đối diện với Gia-ve bằng tư thế ngang hàng (“nhìn Gia-ve trừng trừng”), chủ động yêu cầu Gia-ve (“tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”). Cách xưng hô đã thay đổi sang vị thế ngang hàng (“tôi – anh”).

Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ b có được thể hiện trong đoạn trích này, tuy nhiên không phải được thể hiện ở tất cả các tình tiết truyện.

– Biểu hiện của quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba: người kể chuyện biết hết những sự việc sẽ xảy ra, biết được cả một số tâm tư, suy nghĩ của nhân vật khi thực hiện hành động đó.

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba đưa ra ra thái độ tâm tư của nhân vật Gia-ve khi hắn vừa mới gặp gvg: “Hắn coi gvg như một kẻ đấu thầu bí hiểm…”. Động từ “coi” ở đây cho thấy người kể chuyện đã xâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật Gia-ve.

+ Người kể chuyện xâm nhập vào thế giới nội tâm của Phăng-tin để miêu tả các cung bậc cảm xúc của chị: “Chị còn trông thấy một sự vô lý vô lý đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng không hề thấy có điều như vậy”.

– Tuy nhiên vẫn có những đoạn người kể chuyện ngôi thứ ba không sử dụng quyền năng toàn tri của mình. Ở đoạn cuối, người kể chuyện đã không nêu rõ cho người đọc biết nhân vật gvg thầm thì điều gì vào tai Phăng-tin. Khi không sử dụng quyền năng toàn tri, người kể chuyện ngôi thứ ba đã để người đọc tự tưởng tượng theo mạch truyện.

Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trong đoạn trích nhân vật gvg là người thực sự có uy quyền. Tuy Gia-ve là người đã khôi phục uy quyền của một người nhà nước đi bắt kẻ phạm tội, nhưng gvg mới là người nắm quyền chủ động trong tư thế hiên ngang. Sau khi Phăng-tin đột ngột qua đời, gvg không nhún nhường như trước, mà trở nên hiên ngang, quyền uy, trong tư thế đại diện cho cái thiện, khiến Gia-ve phải run sợ.

Câu 7 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

– Điều thực sự làm nên uy quyền của một con người đấy là việc người ta đại diện cho cái thiện, đại diện cho chính nghĩa, thể hiện lòng thương người và khiến cho những người khác phải nể phục mình. Uy quyền được tạo nên từ sự bình tĩnh, ung dung, hiên ngang, đường hoàng, không phải được tạo nên từ sự bạo lực, ép buộc.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Bạn có hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Đối với những tiểu thuyết dài, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, việc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri giúp người đọc có thể nắm bắt mạch truyện tốt hơn, dễ dàng hơn, hiểu rõ được tâm tư, tình cảm, thái độ của từng nhân vật. Tuy nhiê,n đối với những tác phẩm tự sự ngắn, việc người kể chuyện ngôi thứ ba thực hiện chức năng toàn tri có thể sẽ tước đi cơ hội tưởng tượng và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người đọc đọc. Nếu tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri, tác phẩm đó sẽ chỉ có một cách lý giải, có một thái độ đánh giá được hướng dẫn sẵn, và khó có được được sự đồng sáng tạo nơi người đọc. Vì vậy, sự phối kết hợp giữa việc người kể chuyện thực hiện và không thực hiện chức năng toàn tri trong từng đoạn truyện có thể đem đến hiệu quả tốt nhất cho một tác phẩm tự sự.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

  • Dưới bóng hoàng lan

  • Một chuyện đùa nho nhỏ

  • Thực hành tiếng Việt trang 59

  • Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

  • Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin