Giáo dục

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay được VnDoc.com tổng hợp để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

Nhiều học sinh có cách học qua loa, đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,…

Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

d. Giải pháp

Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 1

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được, trong đó phải kể đến hiện tượng học qua loa, đối phó của học sinh hiện nay. Học đối phó là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu cho có, chép lời giải ở sách mẫu để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc. Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Để giải quyết tình trạng học đối phó trước hết chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng. Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Mỗi người một hành động nhỏ tạo nên một thái độ học tập tích cực, có hiệu quả, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện bản thân mình tốt nhất để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 2

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay.

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

Hậu quả của việc học qua loa đối phó vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 3

Hiện nay, hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh diễn ra khá phức tạp. Đây là hiện tượng, tình trạng học sinh học tập không nghiêm túc, không có mục tiêu học tập chính đáng, học chỉ để đối phó với thầy cô và phụ huynh. Biểu hiện của hiện tượng này là học sinh ngồi học không chú ý vào bài, không làm bài tập về nhà hoặc chép bài của bạn, làm bài kiểm tra sơ sài, gian lận, không đạt yêu cầu, thường xuyên bày tỏ thái độ khó chịu khi bị nhắc nhở, gọi lên bảng làm bài. Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của học sinh sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người. Bởi khi học sinh có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh. Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 4

Học đối phó là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu không chỉ với nhà trường mà còn ở trong ngành giáo dục Việt Nam. Hiện tượng này hiện vẫn đang tồn tại và lan rộng ra.

Học đối phó được hiểu là một cách học của học sinh nhằm mục đích qua một kì thi hoặc một môn học nào đó. Tuy nhiên những kiến thức học sinh đó tiếp thu được là rất ít, hoặc gần như là không có.

Xét về một khía cạnh nào đó, nó đem lại những lợi ích nhất thời với học sinh. Học sinh sẽ chỉ cần dành khoảng thời gian ngắn cho việc học mà vẫn đạt một mức điểm vừa đủ để bản thân không bị đánh trượt môn. Tuy nhiên về lâu dài, nó là một phương pháp học tiêu cực. Lượng kiến thức của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ bị thu hẹp và hạn chế. Khi nó trở thành một thói quen, đặc biệt là ngay từ những kiến thức nền tảng, thì sau này học chuyên sâu, học sinh đó sẽ khó nắm bắt được một cách tối đa. Hệ quả là, với kinh nghiệm non yếu cùng với kiến thức kém học sinh đó sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào đời.

Lí do dẫn đến hiện tượng này có thể là do thực trạng của việc học quá tải. Sau một ngày học hành vất vả tại trường, các phụ huynh còn cho con em tham gia các lớp học phụ đạo, đi học thêm, học gia sư,… Việc học dàn trải, học nhiều khiến học sinh không có nhiều thời gian để hoàn thành bài tập, tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, là ý thức của chính mỗi bản thân người học sinh. Việc ham chơi, ưa tụ tập bạn bè… dẫn tới việc học sinh không muốn dành nhiều thời gian cho việc học. Hơn nữa, không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào khiến học sinh lâm vào cảnh chán học và học không có mục đích.

Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì ngay từ phía phụ huynh cần có những định hướng, quan tâm nhiều hơn về việc học hành cho con em mình. Ngoài ra, học cũng nên cho con em mình những khoảng thời gian riêng cho những hoạt động ngoại khóa. Phía nhà trường cũng cần có những biện pháp làm giảm tải áp lực thi cử cho học sinh.

Học sinh là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn, bài trừ học đối phó là góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 5

Học sinh là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước có phát triển được hay không phụ thuộc vào những nỗ lực học tập của thế hệ học sinh chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó là các em học sinh ngày nay xuất hiện tình trạng học đối phó. Học đối phó là tình trạng học sinh học bài, nghe giảng bài không trên tinh thần tự nguyện mà như bị ép buộc chỉ để đối phó qua kì thi, chỉ để qua một kì kiểm tra và không tiếp thu được bài học nào để đúc rút kinh nghiệm cho chính mình. Đây là một hiện tượng xấu xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Thật không khó để bắt gặp hiện tượng học sinh nói chuyện, làm việc riêng trong giờ mà không chú tâm vào việc học. Có nhiều bạn học sinh vì ham chơi nên chểnh mảng, đến kì thi, bài kiểm tra thì tức tốc nhồi nhét kiến thức để qua môn. Hiện tượng học đối phó này bắt nguồn từ ý thức tự giác của người học sinh. Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học cũng như chưa có ý thức học tập tốt, còn mải mê chạy theo những thú vui của bản thân. Tình trạng học đối phó diễn ra còn là do lượng bài tập, kiến thức của các em phải nạp vào rất nhiều khiến cho các em không đủ thời gian học tập thật kĩ, học chuyên sâu nên dẫn đến học đối phó. Học đối phó còn làm cho con người bị hổng kiến thức vì không tiếp thu và hiểu sâu xa bất kì môn học, lĩnh vực nào. Hơn nữa, học đối phó sẽ dẫn đến lực học sa sút, yếu kém. Không chỉ có ý nghĩa tiêu cực cho bản thân mà còn kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thậm chí là đối với cả xã hội bởi mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chính là những mầm non tương lai của đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình và đối với xã hội, mỗi người trẻ chúng ta ngay từ hôm nay hãy nỗ lực học tập hết sức mình, cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống để trở thành một công dân tốt, giúp ích cho xã hội.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 6

Hiện nay, hiện tượng học qua loa đối phó của một số bạn học sinh diễn ra khá phức tạp. Tình trạng học sinh học tập không nghiêm túc, không có mục tiêu học tập chính đáng, học chỉ để đối phó với thầy cô và phụ huynh đang ngày một phổ biến. Biểu hiện của hiện tượng này là các bạn học sinh ngồi học không chú ý vào bài, không làm bài tập về nhà hoặc chép bài của bạn, làm bài kiểm tra sơ sài, gian lận, không đạt yêu cầu, thường xuyên bày tỏ thái độ khó chịu khi bị nhắc nhở, gọi lên bảng làm bài. Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của mình sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người. Bởi khi chúng ta có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh. Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho các học sinh của giáo viên. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ các bạn học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 7

Học tập là quá trình phấn đấu không ngừng của con người. Vì vậy, những thái độ học tập không đúng sẽ khiến ta thất bại và lầm lỗi. Học đối phó chính là thái độ học tập kém khiến ta phải gánh chịu rất nhiều hậu quả. Nó được hiểu là việc học chỉ vì điểm số, học mà không có kiến thức thật sự. Khi học đối phó, con người sẽ chỉ vì lợi ích trước mắt, họ không có được kiến thức, kĩ năng thật sự. Thêm vào đó, khi học đối phó, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành tựu trong học tập. Học đối phó chính là nền tảng, mầm mống khiến sự va chạm xã hội của con người luôn chỉ đối phó, qua quýt. Rất khó để ta có thể thành công khi giữ thái độ sống như vậy. Học chỉ vì thi, học chỉ vì điểm, thậm chí là sử dụng phao, sử dụng coi cóp cho con số trên trang giấy, ta sẽ không bao giờ biết được năng lực thật sự của mình đến đâu. Nếu chúng ta không thay đổi bản thân mình thì cuộc đời này sẽ chỉ là màn kịch của những đối phó, của những xấu xa, tăm tối mà thôi.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 8

Học sinh – chìa khóa cho tương lai thịnh vượng của đất nước. Sự phát triển của quốc gia phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của thế hệ học sinh ngày nay. Tuy nhiên, một vấn đề đáng buồn là sự xuất hiện của tình trạng học đối phó trong học sinh hiện tại. Học đối phó đề cập đến việc học sinh chỉ học và lắng nghe giảng bài theo cách ép buộc, chỉ nhằm vượt qua kì thi hoặc bài kiểm tra mà không tiếp thu kiến thức và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Điều này là hiện tượng xấu thường xuyên xảy ra trong môi trường học tập và rất khó kiểm soát. Dễ dàng nhìn thấy những học sinh nói chuyện hoặc làm việc riêng trong lớp mà không tập trung vào học. Có nhiều bạn học sinh vì ham chơi nên bỏ bê học tập, chỉ khi đến gần kỳ thi hoặc bài kiểm tra mới vội vàng học để qua môn. Tình trạng học đối phó này xuất phát từ ý thức tự giác của học sinh. Họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học và chưa có ý thức học tập tốt, mà thay vào đó mải mê theo đuổi niềm vui cá nhân. Học đối phó cũng phần nào do lượng bài tập và kiến thức áp lên học sinh quá nhiều, khiến họ không có đủ thời gian để học một cách kỹ lưỡng và sâu sắc, từ đó dẫn đến tình trạng học đối phó. Học đối phó cũng khiến con người thiếu kiến thức vì không thấu hiểu và tiếp thu sâu rộng bất kỳ môn học nào. Hơn nữa, học đối phó dẫn đến sự suy giảm và yếu kém trong quá trình học tập. Điều này không chỉ có tác động tiêu cực đến bản thân mỗi cá nhân, mà còn tạo ra những hệ lụy ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và xã hội, bởi vì mỗi học sinh ngồi trên ghế nhà trường là tương lai của đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân và xã hội, chúng ta, những người trẻ, hãy cố gắng hết sức trong quá trình học tập, vươn lên trong công việc và cuộc sống, để trở thành những công dân tốt, đóng góp cho xã hội.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 9

Có thể nói việc học qua loa đối phó để lại nhiều tác hại nguy hiểm. Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,.. trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diện và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tí kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối trá, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 10

Học tập là quá trình không ngừng nỗ lực của con người. Vì vậy, những thái độ học tập không đúng đắn sẽ dẫn đến thất bại và sai lầm. Học đối phó là một thái độ học tập tồi tệ, gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Đó là việc chỉ học vì điểm số, mà không thực sự nắm vững kiến thức. Khi học đối phó, con người chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn, không đạt được sự hiểu biết và kỹ năng thực sự. Ngoài ra, khi học đối phó, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành tựu trong học tập. Học đối phó là nền tảng và nguồn gốc của sự va chạm xã hội, luôn chỉ tìm cách đối phó và lách qua. Rất khó để thành công khi chúng ta duy trì thái độ sống như vậy. Nếu chỉ học vì thi, chỉ học vì điểm số, thậm chí sử dụng phao và gian lận để có con số trên giấy, chúng ta sẽ không bao giờ biết được khả năng thực sự của bản thân. Nếu chúng ta không thay đổi bản thân, cuộc sống này chỉ là một vở kịch của sự đối phó, những hành động xấu xa và bóng tối.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 11

“Sự thiếu kiến thức không đáng xấu hổ bằng việc từ chối học hỏi”. Quả đúng như vậy, nếu bạn không sẵn lòng học hỏi, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại phía sau trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, hiện tượng học đối phó đang trở nên phổ biến đối với học sinh ở mọi cấp và đã để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giáo dục của quốc gia. Học tập là nền tảng vững chắc nhất để đưa bạn tới thành công. Học tập không chỉ đơn thuần là nhận thông tin từ sách vở, mà còn là quá trình kết hợp giữa “học” và “hành”. Nếu bạn chỉ coi việc học là cách để đạt điểm cao, mà không quan tâm đến việc hiểu và thực hành, thì đó là một điều đáng tiếc vì đó chính là học đối phó. “Học đối phó” là học với thái độ chống đối, chỉ đơn thuần học để hoàn thành, không có đam mê hay hứng thú với việc học. Học đối phó khiến học sinh trở nên lười suy nghĩ và ảnh hưởng đến khả năng tư duy. Vì vậy, khi đối mặt với các bài thi khó, những người có thói quen học đối phó thường trở nên bối rối và không thể tập trung để làm bài, dẫn đến kết quả thi khác hoàn toàn so với kết quả kiểm tra hàng ngày. Người học đối phó là những người không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ đợi để sao chép từ bạn bè hoặc tìm lời giải trên mạng để đạt điểm số cao. Hơn nữa, những người học đối phó còn thiếu nghiêm túc trong lớp học, học một cách thụ động hoặc dành thời gian riêng trong lớp, khiến khi bị giáo viên gọi lên trả lời câu hỏi, họ phải nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè xung quanh. Học đối phó sẽ khiến học sinh ngày càng dựa vào tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy. Hơn nữa, học đối phó còn làm giảm chất lượng giáo dục của trường học, vì không thể đánh giá đúng năng lực thực tế của học sinh, giáo viên khó nhận biết được những điểm yếu kiến thức để giảng dạy chi tiết, dẫn đến sự lớn lên của những khoảng trống kiến thức của người học. Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học chống đối là do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao. Họ thiếu mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp phải những bài tập khó mà không nỗ lực tìm giải pháp. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan từ phía gia đình và nhà trường góp phần tạo ra sự chống đối trong học tập. Áp lực về điểm số từ gia đình đã trở thành rào cản khiến học sinh cảm thấy chán nản, bởi vì các bậc phụ huynh đều mong muốn con cái của mình thành công, nhưng lại ép buộc con học mà không để thời gian nghỉ ngơi. Đối với nhà trường, việc không xử lý triệt để khi học sinh chống đối hoặc giao quá nhiều bài tập về nhà cũng làm nhiều học sinh nản chí và chỉ muốn chép bài để hoàn thành nhanh. Vì vậy, để khắc phục tình trạng học chống đối và đưa Việt Nam trở thành một cường quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, mỗi học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng. Họ cần nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học để đạt hiệu quả học tập tối đa, không chỉ là những điểm số trên giấy. Chúng ta cần tự chuẩn bị và làm bài tập trước khi đến lớp để tự tin thể hiện kết quả của mình. Sự quan tâm, giám sát và sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để giúp học sinh cảm thấy học không còn là gánh nặng mỗi khi đến trường. Tại sao quá trình “trồng người” lại mất hàng thế kỷ? Bởi vì con người là những chủ nhân xây dựng đất nước. Một quốc gia phát triển phụ thuộc vào hệ thống giáo dục phát triển nhằm đào tạo nhiều tài năng ở nhiều lĩnh vực. “Cây trồng kiến thức có mùi vị đắng nhưng quả ngọt ngào” nên chúng ta cần cố gắng trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập để thu hoạch những thành tựu ngọt ngào trong cuộc sống.

Hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay mẫu 12

Hiện nay, học đối phó đã trở thành một hiện tượng phổ biến và đáng chú ý trong thế hệ học sinh. Học đối phó ở đây được hiểu là học chỉ để vượt qua kỳ thi kiến thức thực sự không còn lưu lại trong đầu sau khi thi, nước đến chân mới lao đầu ôn thi khiến bị quá tải về kiến thức gây ra nhiều áp lực mà thực tế lại không đem đến lợi ích gì cho người đọc. Một vấn đề nổi lên là việc nhiều học sinh hiện nay chọn hình thức học đối phó học chỉ học cho xong mà không hề có hứng thú say mê với việc học. Thay vì nỗ lực học để nắm bắt kiến thức hay xây dựng kỹ năng quản lý thời gian, nhiều học sinh chỉ chờ đợi cuối giờ, ôn bài cuồn cuộn một cách cận kề thời gian kiểm tra. Điều này dẫn đến việc học sinh không chỉ làm việc trong môi trường căng thẳng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vì thiếu giấc ngủ đầy đủ, lo âu về kết quả học tập, và phụ thuộc vào những biện pháp đối phó ngắn hạn. Ngoài ra vì học đối phó nên hầu như bản thân người học sẽ không thể tiếp thu bất kỳ kiến thức nào sẽ có khả năng gây ra những tiêu cực như quay cóp, chạy điểm. Việc học đối phó lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các em học sinh do việc học ngày càng trở nên nhàm chán nặng nề và vô vị khiến các em lười học ngồi vào bàn học mắt díu lại tinh thần học đi xuống.Hơn nữa, một số học sinh hiện nay không có kế hoạch học tập cụ thể và định hướng rõ ràng cho bản thân. Họ chỉ tìm cách vượt qua những thách thức ngắn hạn mà không đặt ra mục tiêu dài hạn. Khi không được hỗ trợ đầy đủ và nguồn động viên từ giáo viên và gia đình, học sinh có thể trở nên mất động lực và không nhìn thấy giá trị của việc học tập. Để khắc phục những vấn đề này, cần thiết phải tăng cường vai trò của giáo viên và gia đình trong việc giúp học sinh hình thành phương pháp học mới hiệu quả. Giáo viên cần sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, khuyến khích học sinh xây dựng kỹ năng quản lý thời gian và thúc đẩy lòng tự tin và sự độc lập sự yêu thích thúc đẩy sự hiếu kỳ lòng khám phá cái mới cái hay trong từng môn học. Gia đình cũng cần tham gia vào việc định hình mục tiêu học tập cho học sinh và định rõ trách nhiệm cá nhân. Cuối cùng, học sinh cũng cần có lòng kiên trì và sự tận tụy chăm chỉ trong việc học tập. Học đối phó được hình thành trong một khoảng thời gian do sự chểnh mảng ham chơi và lười biếng khiến cho học sinh sinh viên sẽ phải vắt chân lên cổ chạy nước rút khi mà kỳ thi ngay gần kề. Học sinh cần nhận ra rằng, việc học là không chỉ là việc đạt được kết quả cao, mà còn là việc hoàn thiện bản thân và phát triển các kỹ năng sống cần thiết cho tương lai. Tóm lại, hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay cần phải được loại bỏ và thay thế bằng phương pháp học tập mới. Mong rằng sự hỗ trợ và sự tập trung từ giáo viên, gia đình và bản thân học sinh sẽ tìm ra phương hướng cách học tập hiệu quả để giúp học sinh vượt qua những khó khăn và phát triển bản thân một cách toàn diện giúp loại bỏ cách học đối phó.

Trên đây VnDoc.com vừa giời thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh hiện nay. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12…

  • Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng Khá Bảnh
  • Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau
Back to top button
Luck8 | Luck8