Hỏi đáp

Biện pháp phi quân sự là gì? (Cập nhật 2023)

Quân sự là hoạt động của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh quân đội và các lực lượng vũ trang. Vậy thế nào là phi quân sự, khu phi quân sự và các biện pháp phi quân sự là gì? Mời bạn tham khảo bài viết của ACC về Biện pháp phi quân sự là gì? (Cập nhật 2022)

Biện Pháp Phi Quân Sự Là Gì (cập Nhật 2022)

Biện pháp phi quân sự là gì? (Cập nhật 2022)

1. Khu phi quân sự là gì?

Phi quân sự là không sử dụng những biện pháp vũ trang, chiến tranh quân đội và lực lượng vũ trang mà thực hiện những biện pháp hoà bình để giải quyết.

Khu phi quân sự là khu vực biên giới, ranh giới nằm giữ hai hay nhiều lực lượng quân sự đối lập, mà tại đó hoạt động quân sự không được phép tiến hành. Khu vực phi quân sự thường được lập ra bởi thoả thuận song phương hoặc đa phương hoặc các hiệp định hoà bình. Giới tuyến phi quân sự thông thường sẽ được hình thành ở khu vực biên giới.

Ở khu phi quân sự thì người dân sinh sống vẫn được bảo vệ quyền dân sự hợp pháp. Mỗi khu phi quân sự lại có một thoả thuận khác nhau phù hợp với địa hình và tự nhiên nơi đó.

2. Thế nào là biện pháp phi quân sự?

Các biện pháp hoà bình cũng chính là các biện pháp phi quân sự, dưới đây là các biện pháp phi quân sự:

Biện pháp đàm phán trực tiếp: Các bên có tranh chấp mong muốn các bên có thể thoả thuận, đàm pháp cùng nhau thì sẽ thực hiện đàm phán trực tiếp để đưa ra thống nhất về vấn đề đang tranh chấp.

Biện pháp trung gian: Đây là biện pháp giải quyết tranh chấp hoà bình bằng sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba sẽ đứng ra vận động, thuyết phục các bên tranh chấp tham gia đám phán, ý kiến của bên thứ ba sẽ không bắt buộc với các bên. Bên thứ ba là bên trung lập không nghiêng về ý kiến của bên nào.

Uỷ ban điều tra: Uỷ bán điều tra sẽ thực hiện công tác tìm kiếm, xác định sự kiện, tính huống khách quan, nguyên nhân tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Kết quả đó không có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp.

Uỷ ban hoà giải: Nhiệm vụ của ủy ban hòa giải là xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ tranh chấp từ đó đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đới cho vụ tranh chấp cho các bên. Các bên không có nghĩa vụ bắt buộc sử dụng uỷ ban hoà giải để giải quyết tranh chấp.

Trọng tài quốc tế: Trọng tài quốc tế là một thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế được xác lập trên cơ sở thỏa thuận, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp.

Toà án công lý quốc tế Liên hợp quốc: Tòa án công lý quốc tế có thẩm quyền là: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các bên đồng ý sử dụng toà án công lý thì sẽ áp dụng theo luật pháp quốc tế.

3. Câu hỏi thường gặp

Back to top button