Văn học

Phân tích bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu

GV THPT Nguyễn Hữu Cầu xin hướng dẫn phân tích tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Thành Tài xin giới thiệu đến các em bài này, đây cũng là 1 bài chất lượng và trọng điểm trong kỳ thi THPT Quốc Gia.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

(NGUYỄN MINH CHÂU)

Phần mở đầu: Hướng dẫn viết phân tích mở bài tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Nguyễn Minh Châu

– Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội.

– Trước năm 1975, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.

– Sau năm 1975, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh.

– Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Trong thời kì nào Nguyễn Minh Châu đều sáng tác theo phương chân “Đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người” và ông luôn có cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu đối với con người.

  • Nguyễn Minh Châu có lối văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, nhiều trải nghiệm, chiêm nghiệm.

* Nhận xét:

– Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng lớp lịch sử.”

– Nhà văn Nguyễn Khải: “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.

– Nhà phê bình Nikolai Nikulin: “Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”.

  1. 2. Tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa

  2. a. Hoàn cảnh sáng tác:

– Truyện ngắn “Chiến thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê” (1985), sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn in năm 1987.

– “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu tiêu biểu cho xu hướng văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khám phá số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.

  1. b. Chủ đề:

– Truyện thể hiện cái nhìn thấy hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu đối với con người trong cuộc sống đời thường.

– Nhà văn khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc sống, người nghệ sĩ phải nhìn nhận cuộc sống, con người một cách đa diện, nhiều chiều để cảm thông, chia sẻ và xây dựng.

  1. c. Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”:

– Là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài.

– Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật chính là vẻ đẹp bình dị của những con người lam lũ trong cuộc sống thường nhật.

– Thể hiện cự li ngắm nhìn cuộc sống của người nghệ sĩ. Họ phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều thì mới phát hiện được những nghịch lí cuộc đời.

  1. d. Tóm tắt truyện

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng phân công nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng biển miền Trung, nơi anh đã từng chiến đấu để chụp bổ sung một bức ảnh cho bộ lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, anh chụp được một cảnh đắt trời cho: Cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong buổi sớm mờ sương – một bức ảnh đẹp toàn bích. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng kinh ngạc: từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đánh đập vợ dã man. Trước sự cam chịu của người vợ, đứa con trai xông vào đánh bố. Ba hôm sau, cảnh tượng lại tiếp tục diễn ra. Phùng xông vào can thiệp, bị gã đàn ông đánh trả, anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Theo lời mời của Đẩu – chánh án tòa án huyện, người đàn bà hàng chài đã đến tòa án. Tình cờ Phùng đã nghe câu chuyện của người đàn bà với bao sự cảm thông, ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Đẩu và Phùng khuyên chị bỏ người chồng nhưng chị nhất quyết từ chối và chị kể lại cuộc đời mình. Từ đó, những nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng. Sau chuyến đi đó, mỗi lần ngắm kĩ tấm ảnh đen trắng, Phùng lại thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai và hình ảnh người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh với tấm áo bạc phếch, lam lũ, khốn khổ…

Xem thêm: Gia sư dạy Văn tại nhà

3. Sơ đồ tư duy tóm tắt bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Phần thân bài: Hướng dẫn viết phân tích thân bài tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài

II. ĐỌC – HIỂU VÀ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng:

  1. a. Phát hiện thứ nhất: Cảnh chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương:

– Câu chuyện được kể qua lời của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh được phân công chụp một bức ảnh về biển cho bộ lịch Tết. Anh về một làng chài ven biển – nơi anh từng chiến đấu trước đây.

* Bức tranh “chiếc thuyền ngoài xa”:

Sau nhiều ngày chờ đợi, Phùng đã chụp được “một cảnh đắt trời cho”, cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong biển mờ sương sớm: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mắt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp.”

-> Nhận xét:

+ Nội dung: đoạn văn vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thể hiện sự nhạy cảm trước cái đẹp của một con người tài hoa, am hiểu sâu sắc về hội họa. Câu đầu là ước lệ, là cảm nhận chung về “bức tranh mực Tàu” có cận cảnh là “những mắt lưới”, viễn cảnh là “chiếc thuyền ngoài xa”. Tiếp theo là hình ảnh cụ thể với mũi thuyền trôi trong bầu sương mù, có bóng người lớn lẫn trẻ con, có những tấm lưới. Cảnh huyền ảo “bầu sương mù trắng như sữa”, tinh khiết với “màu hồng hồng” của ánh mặt trời, vừa tĩnh tại với bóng người “im phăng phắc”, vừa sống động với “mũi thuyền” đang hướng vào bờ.

+ Nghệ thuật: các từ láy “lòe nhòe”, “hồng hồng”, “phăng phắc”, “khum khum” khiến cho khung cảnh thêm huyền ảo, như hư như thực. Các so sánh “trắng như sữa”, “im phăng phắc như tượng” tô đậm chất tạo hình của bức tranh.

* Tâm trạng của Phùng:

– Đứng trước cái đẹp tuyệt tỉnh của thiên nhiên, người nghệ sĩ thấy lòng mình rung động mãnh liệt, “trong trái tim như có cái gì bóp thắt”. Phùng như nghiệm ra rằng “bản thân cái đẹp là đạo đức”, nó giúp ta “khám phá thấy cái toàn thiện, toàn mĩ”, có tác dụng thanh lọc tâm hồn để con người trở nên thánh thiện. Phùng “bấm liên thanh hết một phần tư cuốn phim” để vĩnh cửu hóa cảnh tuyệt vời đó.

à Hạnh phúc của nghệ sĩ Phùng là hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Để có được niềm hạnh phúc ấy, người nghệ sĩ phải kiên trì, phải vượt khó, phải đam mê hết mình vì nghệ thuật. Và cái đẹp kì diệu có khi lại đến với người nghệ sĩ vào lúc không ngờ nhất. Đó là cái đẹp tự nhiên, hòa hợp kì lạ giữa cảnh vật và con người, đơn giản và toàn mĩ.

  1. b. Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài

Phùng ngỡ ngàng khi chiếc thuyền đẹp như mơ tiến đến gần, trên thuyền bước xuống là đôi vợ chồng hàng chài:

– Người vợ: “trạc ngoài bốn mươi”, “thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch”, “Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. à Qua hình dáng bên ngoài, người đọc có cảm nhận đó là hình ảnh người phụ nữ đang ở tuổi trung niên chịu đựng nhiều vất vả trong cuộc sống mưu sinh. (Giống bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” _ Tú Xương)

– Người chồng: “tấm lưng rộng và cong”, “mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát… hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”. à Đó là hình ảnh người đàn ông cao to, lực lưỡng và rất dữ tợn, nhìn người đàn bà với ánh mắt thù hằn.

Tình huống bất ngờ xảy ra: Từ chỗ chiếc thuyền vọng lại tiếng quát dữ tợn của người đàn ông: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ.” Gã đàn ông thô bạo, cộc cằn, tàn nhẫn với sức khỏe như gấu, “trút cơn giận như lửa cháy” vào việc đánh vợ bằng chiếc thắt lưng to bản như đánh kẻ thù, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”, vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Điều kì lạ là người đàn bà cứ đứng yên cho chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”. Phác – đứa con lao tới “như một viên đạn”. Nó giật chiếc thắt lưng quật vào ngực cha để rồi nhận lại hai cái tát, ngã dúi xuống cát. Lão đàn ông bỏ đi, người mẹ ôm con, chạy theo người đàn ông…

à Tất cả như một vở kịch câm, chứa đầy những nghịch lý, không chú giải, ít lời thoại, kịch tính đến nghẹt thở với những hình ảnh phi nhân tính, khiến Phùng hụt hẫng, bàng hoàng, cứ đứng “há mồm ra mà nhìn”. Tất cả những cảnh trên là mặt trái của bức ảnh thơ mộng tuyệt đẹp mà Phùng đã chứng kiến. Vốn là người lính, anh không thể làm ngơ trước cái ác, anh xông vào can ngăn và bị thương nhẹ.

Tóm lại, từ hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn muốn chuyển đến người đọc thông điệp: cuộc sống luôn chứa đựng nhiều nghịch lý, mâu thuẫn không dễ lí giải. Khi đánh giá con người, cuộc sống không thể chỉ nhìn ở dáng vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. (Liên hệ với Hồn Trương Ba, da hàng thịt)

  1. 2. Tình huống nghịch lý ở tòa án huyện: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
  2. a. Nội dung câu chuyện

Người đàn bà hàng chài được mời đến tòa án huyện vì chuyện gia đình. Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, chánh án Đẩu đã khuyên chị ta ly hôn để khỏi bị hành hạ, ngược đãi. Lúc đầu, người đàn bà sợ sệt, lúng túng, cách xưng hô nhún nhường, giọng điệu van xin khẩn thiết “Con lại quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Rõ ràng, đó là lời van xin bất thường, đầy nghịch lý, khiến cả Đẩu và Phùng ngạc nhiên. Người đàn bà tự tin, chỉ lộ sự sắc sảo vừa đủ để thuật lại câu chuyện đẫm nước mắt của đời mình và những lý do khiến chị ta không thể bỏ chồng, bằng một cách xưng hô mộc mạc, thân tình.

  • – Thời thiếu nữ, chị là cô gái kém nhan sắc lại “rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa”. Vì không ai lấy, chị “lỡ có mang với một anh con trai hàng chài đến mua bả về đan lưới”, rồi thành vợ chồng. (Truyện ngắn Vợ nhặt, Chí Phèo)
  • – Cuộc sống mưu sinh trên biển bấp bênh, rồi “đẻ nhiều, thuyền lại chật” … Cái đói nghèo vây bủa, có khi biển động hàng tháng “cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.
  • – Cuộc sống bế tắc đã biến chồng chị thành kẻ thô bạo, vũ phu, xem việc đánh vợ là phương cách giải tỏa nỗi đau, “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh”. Và cứ thế, “ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng”, những trận đòn dã man cứ trút xuống người chị. (Liên hệ đến Chuyện người con gái Nam Xương_Nguyễn Dữ)
  • – Thật nghịch lý, dù bị đầy đọa về thể xác, chịu nhiều dằn vặt về tinh thần nhưng chị vẫn kiên quyết không chịu bỏ chồng, bởi:

+ Chị rất thương con, chị bảo “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Niềm vui của chị là “ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. (tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả)

+ Chị hiểu được nỗi vất vả của “các người làm ăn lam lũ khó nhọc”. (biết được số phận không chỉ của chính mình mà còn của những người làm ăn khác)

+ Với chị, người đàn ông chính là trụ cột không thể thiếu trong gia đình hàng chài “để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Điều đó cũng có nghĩa là, yêu thương con cái chị sẵn sàng chịu đựng tất cả. Cũng vì tình thương con và bản năng hi sinh của người mẹ không cho phép chị ly hôn. Cái cách hy sinh quên mình vì con của chị khiến ta phải xúc động.

+ Một lý do nữa liên quan đến lão chồng. Nếu Đẩu và Phùng nhìn lão như một thủ phạm gây ra bi kịch gia đình thì chị lại nhìn chồng với ánh mắt vị tha, thấu hiểu và độ lượng. Với chị, bản chất của lão là “hiền lành, cục tính nhưng không bao giờ đánh đập vợ”, chẳng qua vì nghèo khổ quá lão mới thành độc ác. Vậy là, theo cách nói của chị, lão là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh cần được cảm thông chia sẻ.

+ Và trong tận cùng đau khổ, chị vẫn chắc chiu được những khoảnh khắc hạnh phúc. Đó là lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. Dù những giây phút này không nhiều nhưng nó giúp chị có thêm nghị lực để tiếp tục sống.

  1. b. Ý nghĩa câu chuyện

– Lời giãi bày của người đàn bà hàng chài đã làm sáng tỏ những nghịch lý trong cuộc sống, giúp Đẩu hiểu ra nhiều điều. Phùng cũng vậy, anh nhận ra tấm lòng thương con bao la của người mẹ mà với tư cách một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, anh hiểu rằng nghệ thuật chỉ đẹp và có ý nghĩa khi nó gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.

– Câu chuyện giúp Đẩu, Phùng và cả người đọc chúng ta hiểu rằng: không thể nhìn sự vật hiện tượng trong cuộc sống một cách đơn giản, dễ dãi. Nếu nhìn đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nếu nhìn thấu suốt suốt vấn đề sẽ thấy suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà hàng chài là không thể khác được.

– Câu chuyện của người đàn bà hàng chài không chỉ phản ánh một tệ nạn nhức nhối, nạn bạo hành gia đình mà còn thức tỉnh mọi người: cần phải có một giải pháp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, của toàn xã hội để nạn bạo hành không còn đất sống bằng.

=> Tóm lại: Bằng cách tạo tình huống, thuật, kể, tả hợp lý, ngôn ngữ chọn lọc, nắm bắt tâm lý nhân vật sâu sắc nhà văn để đem đến cho người đọc những hiểu biết về cuộc sống, về con người. Đoạn văn thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc.

Phần kết bài: Hướng dẫn viết kết bài tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài

III. TỔNG KẾT

  1. 1. Nội dung:

– Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó. Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ không nên nhìn cuộc sống vẻ đẹp bên ngoài màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn, đa chiều hơn.

  1. 2. Nghệ thuật:

– Tình huống truyện: tạo ra tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

– Ngôn ngữ người kể chuyện là Phùng, lời kể khách quan, chân thật.

– Ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tính cách từng nhân vật.

MỞ RỘNG: CÁC NỘI DUNG CÓ THỂ XEM THÊM

1. Hướng dẫn phân tích các bài Văn và Thơ cho kỳ thi THPT

1. 1 Các bài phân tích Văn

+ Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

+ Chí Phèo của Nam Cao

+ Hai đứa trẻ của Thạch Lam

+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Ông già và biển cả của HÊ-MINH-UÊ

+ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

+ Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

+ Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

+ Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

+ Phân tích bài Hồn Trương Ba, da hàng thị – Lưu Quang Vũ

+ Vợ Nhặt của Kim Lân

1. 2 Các bài phân tích Thơ

+ Phân tích bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng

+ Phân tích bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

+ Phân tích bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm

+ Phân tích bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh

2. Kênh tuyển sinh THPT Quốc Gia

– Lịch thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2023

– Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

– Khối C, tổ hợp của khối C, các ngành khối C, các trường ĐH có khối C

– Khối D, tổ hợp của khối D, các ngành khối D, các trường ĐH có khối D

– Đề thi minh họa môn Văn năm 2022

Gia Sư Thành Tài – đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung.

Back to top button