Giáo dục

Bài tập nhiệt phân muối nitrat và cách giải

Với Bài tập nhiệt phân muối nitrat và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 11.

A. Lý thuyết ngắn gọn

– Các muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (Na, K,…) bị phân hủy tạo ra muối nitrit và O2.

NaNO3 NaNO2 + O2

– Muối nitrat của Mg, Zn, Fe, Pb, Cu,… bị phân hủy tạo ra oxit của kim loại tương ứng, NO2 và O2.

2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2

4Al(NO3)3 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

4Fe(NO3)3 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

– Muối nitrat của Ag, Au, Hg,… bị phân hủy tạo thành kim loại tương ứng, NO2 và O2

2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2

Hg(NO3)2 Hg + 2NO2 + O2

B. Phương pháp giải

– Tính chất của muối nitrat: Các muối nitrat dễ bị phân hủy khi đun nóng

+ Muối nitrat của các kim loại hoạt động (trước Mg):

nitrat nitrit + O2

2KNO32KNO2

+ Muối nitrat của các kim loại từ Mg đến Cu:

Nitrat oxit kim loại + NO2 + O2

2Cu(NO3)22CuO + 4NO2 + O2

+ Muối của những kim loại kém hoạt động (sau Cu):

Nitrat kim loại + NO2 + O2

2AgNO32Ag + 2NO2 + O2

– Để giải dạng bài tập này ta thường sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

C. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là

A. 117,5 gam.

B. 49 gam.

C. 94 gam.

D. 98 gam.

Lời giải chi tiết

Phương trình phản ứng :

2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 ↑ + O2 ↑ (1)

mol: x → x

Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm là : 188x – 80x = 54

→ x = 0,5.

Vậy ta có :

mCu(NO3)2 phan ung = 0,5.188 = 94 gam; mCu(NO3)2 truoc phan ung = = 117,5 gam.

Chọn A.

Ví dụ 2: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Lời giải chi tiết

Phương trình phản ứng :

2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 ↑ + O2 ↑ (1)

mol: x x 2x 0,5x

Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm là: 188x – 80x = 6,58 – 4,96

→ x = 0,015.

Hỗn hợp X gồm NO2 và O2 với số mol tương ứng là 0,03 và 0,0075.

Phản ứng của X với H2O :

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 (2)

mol: 0,03 → 0,0075 → 0,03

Theo (2) ta thấy : nHNO3 = nO2 = 0,3 mol → [ HNO3 ] =0,1M → pH = 1.

Chọn D.

Ví dụ 3: Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng với 200 ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được (m + 6,2) gam muối khan gồm 3 muối. Nung muối này tới khối luợng không đổi. Hỏi khối luợng chất rắn thu được là bao nhiêu gam ?

A. m.

B. m + 3,2.

C. m + 1,6.

D. m + 0,8.

Lời giải chi tiết

Đặt công thức chung của các muối nitrat là M(NO3)n.

Phản ứng nhiệt phân muối MNO3)n :

2M(NO3)n M2On + 2nNO2 + O2 (1)

Từ (1) ta thấy : = 0,05 mol

Vậy mM2On = mM + mO2-= m + 0,05.16 = (m + 0,8) gam.

Chọn D.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam oxit rắn. Công thức muối đã dùng là

A. Fe(NO3)3.

B. Cu(NO3)2.

C. Al(NO3)3.

D. Zn(NO3)2.

Câu 2: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng phân huỷ là

A. 25%.

B. 40%.

C. 27,5%.

D. 50%.

Câu 3: Nung m gam muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng chất rắn thu được là 228 gam đã giảm 54 gam so với khối lượng ban đầu. Số mol O2 thoát ra và hiệu suất phản ứng phân hủy là

A. 0,75 mol và 52,63%.

B. 1,425 mol và 33,33%.

C. 0,25 mol và 33,33%.

D. 0,435 mol và 29%.

Câu 4: Nung 10,65 gam Al(NO3)3, sau một thời gian đem cân lại thấy còn 7,41 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Al(NO3)3 bị phân hủy là

A. 7%.

B. 30,42%.

C. 40%.

D. 69,57%.

Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 8,60 gam.

B. 20,50 gam.

C. 11,28 gam.

D. 9,40 gam.

Câu 6: Nung m gam X gồm Zn(NO3)2 và NaNO3 đến phản ứng hoàn toàn được 8,96lít khí Y đktC. Hấp thụ hoàn toàn Y vào H2O thì được 2 lít dung dịch Z và còn lại 3,36lít khí bay ra đktc . Tìm pH của dung dịch Z:

A. pH = 4

B. pH = 2

C. pH = 1

D. pH = 3

Câu 7: Nhiệt phân hoàn toàn 41,125 gam muối nitrat của kim loại R thu được 17,5 gam chất rắn. Công thức của muối nitrat đem nhiệt phân là

A. Al(NO3)3.

B. Cu(NO3)2.

C. AgNO3.

D. KNO3.

Câu 8: Nhiệt phân hết 18,8gam muối M(NO3)2 được 8gam oxit tương ứng. Tìm M :

A. Fe

B. Cu

C. Zn

D. Mg

Câu 9: Nung nóng hết 27,3gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí đktc bay ra . Tìm khối lượng Cu(NO3)2 trong X :

A. 18,8g

B. 8,6g

C. 4,4g

D. 9,4g

Câu 10: Nhiệt phân a gam Zn(NO3)2 sau một thời gian đem cân thấy khối lượng chất rắn giảm đi 2,7gam. Tìm a biết hiệu suất của phản ứng đạt 60% :

A. 2,835g

B. 4,725g

C. 7,875g

D. 7,785g

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

D

C

C

D

C

B

B

A

C

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

  • Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải
  • Lý thuyết cacbon và hợp chất cacbon hay nhất
  • Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat hay nhất
  • Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải
  • Các dạng bài toán khử oxit kim loại bằng C, CO và cách giải

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button