Hỏi đáp

So với các tác phẩm tự sự và kịch, tác phẩm trữ tình cónhững đặc điểm riêng.

II. LỜI VĂN NGHỆ THUẬT

3. So với các tác phẩm tự sự và kịch, tác phẩm trữ tình cónhững đặc điểm riêng.

điểm riêng.

a. Đặc điểm nổi bật nhất của tác phẩm trữ tình là bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. Nếu ở tác phẩm tự sự tác giả chú ý hướng về miêu tả sự kiện, ở tác phẩm kịch hướng về hành động thì trữ tình hướng về bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Đó có thể là những nỗi niềm riêng tư về hạnh phúc lứa đôi, về tình yêu tan vỡ, niềm vui gặp gỡ, nỗi buồn chia li. Đó cũng có thể là những cảm xúc, những suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về Tổ quốc, đất nước, dân tộc v.v…

Trữ tình là bộc lộ cảm xúc, nhưng đó là những cảm xúc được bộc lộ qua những sự việc, những biến cố nhất định. Do vậy trong tác phẩm trữ tình không phải không miêu tả các sự kiện. Tuy nhiên các sự kiện này thường chỉ được thuật lại, kể lại một cách chi tiết như trong tự sự. Trong tác phẩm trữ tình có thể có một câu chuyện tình, một lần gặp gỡ, một buổi chia li hay một sự kiện vui buồn nào đó, nhưng người đọc cảm nhận được cảm xúc từ câu chuyện, sự kiện đó nhiều hơn là bản thân câu chuyện đã xảy ra như thế nào.

Câu thơi của Nguyễn Bính trong bài Chân quê:

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

gợi cho người đọc nỗi lo âu phập phồng của chàng trai đang yêu là chính. Còn cái sự kiện “đi tỉnh” chỉ là duyên cớ của nỗi lo âu phập phồng kia mà thôi. Núi

đôi của Vũ Cao là câu chuyện tình yêu có khởi đầu và kết thúc, nhưng tác giả không chú ý kể một cách đầy đủ, mà chủ yếu là nhắc đến để mà nhớ lại, mà bồi hồi, mà đau xót, mà nguyện sống xứng đáng với người đã mất. Sông Lấp của Tú Xương có nói đến dòng sông đã bị lấp, nhưng chủ yếu vẫn là nỗi niềm của tác giả về non sông đất nước.

Nói tới cảm xúc là nói tới những gì riêng tư cá nhân. Cảm xúc trong tác phẩm trữ tình trước khi muốn trở thành nỗi niềm chung của nhiều người thì phải là nhịp đập của trái tim thi sĩ đã. Chính bắt đầu từ những nỗi niềm riêng tư tiếng vọng của tâm hồn có thể được vọng đi xa hơn vì nó không chỉ la văn chương mà là “gan ruột”, là “tình người” (chữ dùng theo ý Tố Hữu). Người đọc có thể san sẻ, đồng cảm, thông cảm và cùng rung động với tác giả. Trong lịch sử văn học nhân loại biết bao thông cảm và cùng rung động với tác giả. Trong lịch sử văn học nhân loại biết bao nhiêu chuyện riêng tư đã trở thành nỗi niềm chung cho nhiều người, nhiều thế hệ. Nỗi sầu hận của Nguyễn Trãi, tiếng thơ dứt lòng của Nguyễn Du, nỗi cảm hoài của Đặng Dung, nỗi buồn thế sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “tiếng cười gần như mảnh vỡ thủy tinh” của Tú Xương… vẫn còn nhói lòng bao bạn đọc hôm nay và mai sau.

Tóm lại, bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp là phương thức phản ánh của loại tác phẩm trữ tình. Căn cứ vào đặc điểm này, sẽ nhận diện ra các tác phẩm trữ tình nói chung trong quan hệ với các loại tác phẩm văn học khác.

b. Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình (có người gọi là chủ thể trữ tình). Nhân vật trữ tình chính là hiện thân của tác giả. Qua tác phẩm người đọc nhận ra niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, lí tưởng tác giả được ẩn chứa nơi cảm xúc, cái nhìn của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên không thể đồng nhất tác giả tiểu sử với nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình là một hình tượng nghệ thuật do tác giả sáng tạo ra. Còn tác giả lại là con người có thực trong đời. Cùng một tác giả, do vậy có thể có nhiều nhân vật trữ tình khác nhau. Với Xuân Diệu chẳng hạn nhân vật trữ tình trong bài Biển là “anh” : “Anh không xứng là biển xanh”…, trong bài Lời kĩ nữ lại là em : “Khách ở lại cùng em thêm chút nữa”, còn trong bài Thở than lại là “tôi” : “Tôi là một kẻ bơ vơ, yêu những ái tình quạnh quẽ” v.v…

Nhân vật trữ tình thường không được miêu tả diện mạo, hoạt động, lời nói, các quan hệ cụ thể như trong tác phẩm tự sự và kịch. Nhân vật trữ tình thường chỉ hiện ra dưới dạng “phiến đoạn”, nghĩa là không được miêu tả một cách trọn vẹn mà chỉ hiện ra ở những phút giây rung cảm của các trạng thái cảm xúc.

Nhân vật trữ tình thường được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Có khi nhân vật trữ tình xuất hiện dưới dạng bộc lộ, có xưng danh. Đó thường là “anh”, “em”, “tôi”, “chúng tôi”, “ta”. Chẳng hạn như “Lũ chúng tôi ngủ trong giường chiếu hẹp” (Chế Lan Viên), “Em ơi buồn làm chi, Anh đưa em về bên kia Sông Đuống” (Hoàng Cầm) v.v… Dạng này chủ yếu xuất hiện trong thơ hiện đại, ca dao. Trong thơ cổ dạng này ít xuất hiện, chỉ có trong một số bài thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Cũng có khi nhân vật trữ tình xuất hiện dưới dạng “nhập vai”. Trong trường hợp này nhân vật trữ tình không còn đứng ở “vai” tác giả nữa, mà “nhập vai” ai đó để bộc lộ cảm xúc. Chẳng hạn Xuân Diệu nhập vai “kĩ nữ” trong bài Lời kĩ nữ, Tố Hữu nhập vai “anh vệ quốc quân” trong bài Bầm ơi v.v… Nhân vật trữ tình có khi không bộc lộ, không xưng danh nhưng người đọc vẫn nhận ra. Trong trường hợp này gọi là nhân vật trữ tình ẩn. Dạng này xuất hiện nhiều trong thơ cổ. Chẳng hạn đó là “ông câu” trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến, người lữ khách trong Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, một người lính bao lần mài gươm dưới ánh trăng qua

Thuật hoài của Đặng Dung… Trong thơ hiện đại ở nhiều bài thơ cũng có nhân vật trữ tình ẩn như trong Tràng giang của Huy Cận, Hồn cúc của Hàn Mặc Tử v.v…

c. Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn. Trong tác phẩm trữ tình như Selinh đã nhận xét là “chỉ nổi lên một âm sắc, một tình cảm cơ bản” (2) do vậy không thể kéo dài mà buộc phải ngắn gọn. Tác phẩm trữ tình chỉ bộc lộ những trạng thái kéo dài mà buộc phải ngắn gọn. Tác phẩm trữ tình chỉ bộc lộ những trạng thái cảm xúc nhất định, nếu kéo dài sẽ tạo nên sự đơn điệu và nhàm chán. Do ngắn gọn, nên tác phẩm trữ tình đòi hỏi sự cô đọng, sự dồn nén ý nghĩa trong những câu chữ ít ỏi. Ở loại tác phẩm này từ câu , chữ, âm thanh, vần điệu cho đến việc ngắt hơi, đổi nhịp đều phải trở thành những phương tiện bộc lộ tư tưởng một cách sâu sắc. Do vậy yêu cầu “ý tại ngôn ngoại” là một yêu cầu tất yếu của loại tác phẩm này. Có khi chỉ một ngọn cỏ, một nhành hoa, một ánh nắng, một áng mây, một tiếng chim hót, một tiếng thở dài cũng có thể gợi lên bao suy tư về con người, về cuộc sống, về vũ trụ. Câu thơ của Nguyễn Trãi: “Thế sự nhiều phen thấy khóc cười… Hoa thường hay héo cỏ thường tươi” là sự đọng lại của một đời người nghiền ngẫm, suy tư về thế sự mấy trăm năm trước. Hay câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” gợi lên bao nhiêu ý nghĩa về cuộc sống: sự sống, cái chết, cái được, cái mất v.v…

d. Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm. Đó là lời văn đầy hình ảnh, đầy nhạc điệu, nhất là trong thơ trữ tình. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người xem nhạc điệu như một đặc trưng của thơ cũng như của tác phẩm trữ tình, nhưng tác phẩm trữ tình thường viết bằng

thơ, vì với hình thức này dể tạo nhịp điệu hơn cả. Ngay cả những tác phẩm trữ tình bằng văn xuôi thì cũng là thứ văn xuôi giàu chất thơ.

Lời văn của tác phẩm trữ tình thường là lời bộc lộ. Chủ thể thường trực tiếp đánh giá, phẩm bình đối tượng miêu tả, trực tiếp bộc lộ cảm xúc hoặc là ngợi ca khâm phục, hoặc là đả phá, phủ định. Khác với lời văn tự sự, thường là miêu tả, “thuật” lại, chỉ ra, phân tích các đặc tính một cách khách quan. Khi Hồ Xuân Hương viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung ố Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” hay khi Nguyễn Bỉnh Khiêm tâm sự : Đả từng trải sơn hà hết – Đường thế nhiều nơi hiểm hóc thay” đều bộc lộ cảm xúc, suy tư đánh giá một cách trực tiếp những thế sự trong cuộc đời.

Những đặc điểm nêu trên làm cho tác phẩm trữ tình có đặc trưng riêng, phong thái riêng so với các loại tác phẩm khác. Trong những loại thể cụ thể của tác phẩm trữ tình lại có những “biến tấu” cho phù hợp với các loại thể đó.

Back to top button