Sinh học

THPT TRUNG PHÚ

Bài 35 : MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I/ Các khái niệm 1/ Môi trường : là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên mt trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. -Môi trường sống đặc trưng cho từng loài sinh vật. -Các dạng môi trường sống chủ yếu là: MT đât, mt trên cạn, mt nước, mt sinh vật. 2/ Các nhân tố sinh thái: Chia làm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh 3/ Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. -Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố phân bố rộng hơn những loài có giới hạn sinh thái hẹp. 4/ Nơi ở và ổ sinh thái Nơi ở à địa điểm cư trú của loài. Ổ sinh thái là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của mt nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại của và phát triển. KL: hai loài trùng lặp ổ sinh thái càng nhiều thì càng cạnh tranh với nhau gay gắt. II/ Các nhân tố sinh thái 1/ Ánh sáng: Là một nhân tố sinh thái cơ bản và quan trọng. Là nguồn gốc của mọi nguồn năng lượng sống trên trái đất. -Ảnh hưởng lên thực vật: Ánh sáng-> thực vật quang hợp-> dòng năng lượng Chia làm 3 nhóm cây chính: +Ưa bóng: Sống ở tầng thấp, lá mỏng, xanh đậm, mô giậu kém phát triển. +Ưa sáng: Thuờng vươn cao-> đón ánh sáng:Lá dày, mô dậu phát triển. -Ảnh hưởng lên động vật: + Động vật hoạt động ban ngày. + Động vật hoạt động ban đêm. 2/ Nhiệt độ a. Quy tắc kt cơ thể

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kt cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.

b. Quy tắc về kt các bộ phận tai, đuôi, chi …của cơ thể.

Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi … thường bé hơn tai, đuôi, chi…của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.

è Tỉ lệ S/V giảm góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật.

B. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

C. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.

Câu 2: Các nhân tố sinh thái là

A. tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

B. tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh).

C. những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh).

D. những tác động của con người đến môi trường.

Câu 3: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật như thế nào?

A. Thay đổi theo từng môi trường và không thay đổi theo thời gian.

B. Không thay đổi theo từng môi trường và thay đổi theo thời gian.

C. Không thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

D. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian.

Câu 4: Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một hoặc một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường; nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

Câu 5: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 6: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng? A. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.

B. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, > 420C gọi là giới hạn trên.

C. nhiệt độ < 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.

D. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.

Câu 7: Nơi ở là

A. địa điểm cư trú của sinh vật. B. địa điểm dinh dưỡng của sinh vật.

C. địa điểm thích nghi của sinh vật. D. địa điểm sinh sản củaấtinh vật.

Câu 8: Ổ sinh thái của một loài là

A. một không gian sinh thái được hình thành bởi một giới hạn sinh thái mà ở đó nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.

B. một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó loài tồn tại và phát triển lâu dài.

C. một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

D. một vùng địa lí mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.

Câu 9: Điều kiện nào dưới dây đưa đến cạnh tranh loại trừ?

A. Trùng nhau một phần về không gian sống.

B. Trùng nhau về nguồn thức ăn thứ yếu, không trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu.

C. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu và nơi kiếm ăn.

D. Trùng nhau về nguồn thức ăn chủ yếu nhưng khác nơi kiếm ăn.

Câu 10: Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào?

A. Ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

B. Ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật.

C. Giới hạn sự phân bố của sinh vật.

D. Ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.

Bài 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT

I/ Khái niệm -QTSV là một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra thế hệ mới hữu thụ.

II/ Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1/ Quan hệ hỗ trợ: -Là sự tụ họp bầy đàn, hỗ trợ nhau trong việc kiếm ăn, chống lại kẻ thù và sainh sản,… 2/ Quan hệ cạnh tranh -Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng quần thể=> các cá thể cạnh tranh nhau=> tăng mức tử và giảm mức sinh=> giảm kích thước quần thể để phù hợp với điều kiện mt. ( hiện tượng tự tỉa thưa) -Các kiểu quan hệ khác: + kí sinh cùng loài +Ăn thịt đồng loại.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1:Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?

A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.

B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.

C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định.

D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.

Câu 2: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. B. Đàn cá rô đồng trong ao.

C. Cây trong vườn. D. Cây cỏ ven bờ hồ.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây là quần thể?

A. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

D. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

Câu 4: Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật. 2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như song, núi, eo biển…

Tổ hợp câu đúng là

A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 6. C. 3, 4, 5. D. 4, 5, 6.

Câu 5: Kết quả của quá trình hình thành quần thể như thế nào?

A. Giữa các cá thể cùng loài chỉ hình thành những mối quan hệ hỗ trợ, chúng tập hợp lại thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

B. Giữa các cá thể cùng loài chỉ hình thành những mối quan hệ, chúng tập hợp lại thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

C. Giữa các cá thể cùng loài chỉ hình thành những mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau, chúng tập hợp lại thành quần thể ổn định, chưa thích nghi hoàn toàn với điều kiện ngoại cảnh.

D. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

Câu 6: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể được hiểu đầy đủ là

A. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau chỉ trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

B. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau chỉ trong các hoạt động sống như chống lại kẻ thù, sinh sản đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

C. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

D. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường sống.

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể.

Câu 8: Vai trò của quan hệ hỗ trợ trong quần thể được hiểu đầy đủ là

A. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.

B. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể, thích ứng với những biến đổi của ôi trường.

C. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

D. đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót của các cá thể.

Câu 9: Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường?

A. Làm giảm nhiệt độ không khí cho cây. B. Giữ được độ ẩm của đất.

C. Thuận lợi cho sự thụ phấn. D. Giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

Câu 10: Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ trong việc duy trì nòi giống?

A. Giữ được độ ẩm của đất. B. Làm giảm nhiệt độ không khí cho cây.

C. Thuận lợi cho sự thụ phấn. D. Giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

Back to top button