Phép nhân hóa là gì? Tác dụng của phép nhân hóa?
Trong văn học, đôi khi ta bắt gặp những câu văn miêu tả khiến cho sự vật cũng có những tâm tư, suy nghĩ hay tình cảm giống như con người và được gji chung là biện pháp nhân hóa. Do đó, qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu về Phép nhân hóa là gì? Tác dụng của phép nhân hóa?
Phép nhân hóa là gì?
Theo Wikipedia thì nhân hóa hay còn được gọi là nhân cách hóa là việc gọi hoặc tả con vật, cây cối hay đồ vật…xung quanh bằng những từ ngữ được sử dụng để gọi hoặc miêu tả về con người, việc này giúp cho cây cối, con vật…trở nên gần gũi hơn với con người, khiến chúng như biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của mình.
Nhân hóa được coi là một trong những khuynh hướng bẩm sinh luôn tồn tại trong tâm lý con người. Nhân hóa có nguồn gốc cổ như các cách kể chuyện và hầu hết các nền văn hóa đề có những truyền thống với nội dung những con vật được hóa nhân thành nhân vật với những đặc điểm, hình dáng và tính cách riêng biệt. Người ta cũng thường sử dụng những từ ngữ dùng chỉ trạng thái tâm lý con người để sử dụng trong quá trình miêu tả sự vật.
Còn trong tôn giáo thì thuyết nhân hóa được sử dụng để đề cập đến nhận thức về một sinh vật thần thánh hoặc sự thừa nhận phẩm chất con người trong những sinh vật này và thường sẽ được gắn liền với những tín ngưỡng tôn giáo, điển hình là tín ngưỡng thờ động vật.
Hiểu một cách đơn giản thì nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ dùng để gọi hoặc miêu tả sự vật như đồ vật, cây cối, cong vật…bằng những từ ngữ được sử dụng để biểu thị suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người. Điều này giúp cho mọi sự vật đều trở nên gần gũi hơn, sinh động, hấp dẫn và tăng phần gắn bó với con người hơn, khiến cho một sự vật vốn vô tri vô giác nay lại trở nên có hồn và suy nghĩ sống động.
Tác dụng của phép nhân hóa là gì?
Phép nhân hóa được sử dụng với tác dụng giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, nó được sử dụng rất phổ biến trong những tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngoài ra nó còn được áp dụng nhiều và đem lại nhiều hữu ích trong đời sống của con người, điển hình như sau:
– Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.
– Phép nhân hóa giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.
Ví dụ:
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Chim đỗ quyên loại chim thường hót vào mùa hè. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa “quyên gọi hè” khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận như được nghe bước đi của thời gian chuyển từ xuân sang hè.
Các kiểu nhân hóa thường gặp
1/ Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật
Đây được coi là biện pháp nhân hóa được sử dụng phổ biến nhất, biện pháp này được sử dụng theo cách gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách này đã khiến cho các sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.
Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật
Ví dụ:
Lợn con ngân nga hát.
Trong câu này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú lợn con.
2/ Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật
Đây là hình thức nhân hóa giúp đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay
Trong câu văn trên, hành động “trêu đùa” là hành động thường để chỉ con người nay lại được sử dụng cho “gió”, khiến gió được ví như một sự tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.
Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.
Ví dụ:
Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”.
Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.
Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”
Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.
Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”.
Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.
Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!”
Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.
3/ Xưng hô vật như với con người
Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.
Ví dụ:
“ Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”
Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.
Cách nhận biết phép nhân hóa
Để nhận biết dễ dàng được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa thì cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định được dấu hiệu gồm có sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào được dùng để nhân hóa
Bước 2: Phân tích tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó trong câu.
Thông thường đối với việc miêu tả sự vật thì biện pháp nhân hóa sẽ giúp cho sự vật trở nên gần gũi hơn với con người. Còn đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm thì sẽ có tác dụng tư tưởng, tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Phép nhân hóa là gì? Tác dụng của phép nhân hóa? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.