ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Gió Mặt trời
Gió là gì?
Đối với Trái Đất, Gió là các luồng không khí lớn chuyển động trong không gian.
Còn đối với không gian, gió Mặt Trời là các chất khí hoặc các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian chuyển động.
Gió hành tinh được hình thành khi xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ từ khí quyển của một hành tinh vào không gian.
Nguyên nhân sinh ra gió là gì?
Theo phân tích của các nhà khoa học, có rất nhiều nguyên nhân sinh ra gió cũng như quy mô lớn hay nhỏ của gió. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch trong áp suất khí quyển khi các khối không khí di chuyển từ nơi có áp cao đến nơi có áp thấp sẽ có sự chênh lệch và tạo ra gió có tốc độ khác nhau.
Bên cạnh đó, gió được sinh ra còn nhờ vào sự chệch hướng của không khí theo hiệu ứng Coriolis (ngoại trừ trên đường xích đạo). Còn quy mô hay tốc độ phụ thuộc hoàn toàn vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa xích đạo, các cực và sự quay của các hành tinh. Gió có tốc độ chậm khi ma sát của bề mặt Trái đất có xu hướng đạt đến sự cân bằng.
Gió trên bề mặt Trái Đất
Các loại gió chính trên Trái Đất
Chúng ta phân loại các loại gió khác nhau chủ yếu dựa trên hướng gió thổi như:
Gió Tín phong
Hay còn gọi là gió mậu dịch được thổi trong các miền cận xích đạo với phạm vi hoạt động ở 300 về phía xích đạo. Thời gian diễn ra gió quanh năm, chủ yếu là vào mùa hè. Tính chất khô, ít mưa và nguyên nhân chính là do sự chênh lệch về lượng khí áp từ vùng áp cao từ chí tuyến xuống vùng áp thấp là xích đạo.
Về hướng gió, tùy vào vị trí mà gió mậu dịch sẽ thổi theo các hướng khác nhau. Cụ thể:
– Bán cầu Bắc: gió mậu dịch chủ yếu thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
– Bán cầu Nam: gió mậu dịch thổi theo hướng Đông Nam – Tây Bắc.
Gió Tây ôn đới
Đây là loại gió thường thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới với phạm vi hoạt động là ở vĩ độ trung bình giữa 35 và 360.
– Thời gian hoạt động: quanh năm, nhưng mạnh nhất là vào mùa đông khi áp suất ở các cực thấp hơn. Còn mùa hè, loại gió này hoạt động yếu hơn do áp suất ở các cực cao hơn.
– Hướng gió chính là từ Tây sang Đông, trong đó, bán cầu Bắc là Tây Nam và bán cầu Nam là Tây Bắc.
– Tính chất: do xuất phát từ khu áp cao cận nhiệt đới nên loại gió này thường mang theo độ ẩm rất cao và lượng mưa lớn.
Gió Đông cực
Đây là loại gió thường thổi từ vùng áp suất cao ở Bắc cực và Nam cực về phía áp suất thấp trong vùng gió Tây với phạm vi hoạt động từ 900 Bắc và Nam về vĩ tuyến 600 Bắc và Nam.
– Hướng gió chính là từ Đông sang Tây, hướng Đông Bắc và Đông Nam.
– Thời gian hoạt động: quanh năm nhưng hoạt động yếu và không đều.
– Tính chất: lạnh và khô.
Gió địa phương
Gió địa phương là các loại gió thổi từ các vùng khác nhau khi đến Việt Nam chịu ảnh hưởng địa hình mà có đặc điểm khác. Gió địa phương bao gồm gió biển, gió đất và gió phơn. Trong đó:
Gió biển và gió đất hình thành ở ven biển
Gió biển, gió đất là loại gió được hình thành ở ven biển với hướng gió thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày hướng gió thổi từ biển vào đất liền, còn ban đêm thì gió lại thổi từ đất liền ra biển, cho nên tính chất của hai loại gió này cũng khác nhau.
– Gió biển: thường mang theo độ ẩm cao và tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
– Gió đất: thường có tính chất khô hanh.
Gió phơn
Gió phơn là loại gió bị biến tính khi vượt qua các dãy núi hay vùng cao. Loại gió này thường mang theo độ ẩm cao nhưng khi đi qua các dãy núi thì bị chặn lại và biến thành khô, nóng.
Tại Việt Nam, gió phơn Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào, gió Tây) thường hoạt động mạnh ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu hạ.
Gió phơn mang tính chất khô, nóng
Nguồn gốc của loại gió này là từ Bắc Ấn Độ Dương, sau khi vượt qua dãy Trường Sơn thì bị biến đổi tính chất, tạo nên sự khác biệt về thời tiết giữa hai bên dãy núi. Trong đó, sườn Tây (sườn đón gió) có tính chất ẩm, còn sườn Đông (sườn khuất gió) thì nóng và khô.
Ngoài ra, dựa vào tính chất đặc trưng của mùa đông và mùa hè gió cũng được phân loại thành 2 loại chính như sau:
– Mùa gió Đông Bắc diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4, tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng ở miền Nam.
– Mùa gió Tây Nam diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, tạo nên mùa hè nóng ẩm kèm mưa to, giông bão trên cả nước, với dạng thời tiết đặc biệt là gió Tây kèm mưa ngâu và bão.
Vai trò và ứng dụng của gió trong thực tế
Vận dụng sức gió tạo ra điện năng (Nguồn: sưu tầm)
Gió có vai trò vô cùng quan trong cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội:
– Góp phần tạo nên bản chất thời tiết, khí hậu ở các khu vực, các vùng, các quốc gia trên Trái Đất.
– Tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản…Ví dụ gió giúp các loại hoa màu thụ phấn…
– Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ nguồn năng lượng gió. Là nguồn năng lượng sạch, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí đầu tư, sử dụng.
– Trong khoa học, việc nghiên cứu tốc độ, hướng di chuyển của gió giúp dự báo thời tiết chính xác hơn.
– Trong giao thông vận tải đường thủy, ứng dụng trong việc thiết kế tàu thuyền.
– Trong thể thao, gió được nghiên cứu và ứng dụng trong các môn thể thao liên quan đến hướng gió như cầu lông, bóng bàn, lướt ván, lướt sóng…
Tác hại của gió là gì?
Sức gió quá mạnh có thể tạo thành bão (Nguồn: sưu tầm)
Bên cạnh các mặt có lợi, gió cũng có khá nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và sự an toàn của con người. Cụ thể khi tốc độ gió mạnh có thể gây cản trở trong việc di chuyển, gây ra các thiệt hại về cơ sở vật chất và tính mạng con người. Thậm chí gió còn có thể gây ra tình trạng bão tố, lốc xoáy, làm hư hỏng nhà cửa, trường học, làm đổ cây cối gây tắc nghẽn giao thông, nguy hiểm đến con người…
Đặc biệt, ở trên biến nếu không theo dõi dự báo thời tiết chính xác để tìm nơi neo đậu tránh các cơn gió lớn thuyền viên và các tàu thuyền rất dễ gặp các cơn giông, lốc, gió lật đe dọa đến tính mạng./.