Văn học

Lượm – Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều

a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

– Tên thật: Nguyễn Kim Thành.

– Quê quán: Thừa Thiên Huế.

– Vị trí: Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.

– Giải thưởng: 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

* Tác phẩm:

– Xuất xứ: In trong tập “Việt Bắc”.

– Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Thể thơ: 4 chữ.

b. Tìm hiểu từ khó:

– Ngày Huế đổ máu: Ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Hàng Bè: Tên một đường phố ở Thành phố Huế.

– Ca lô: Loại mũ mềm bằng vải, không có vành, nhọn hai đầu.

– Đi liên lạc: Làm công việc chuyển công văn, giấy tờ, thư từ, mệnh lệnh của cơ quan, đơn vị bộ đội.

– Đồn Mang Cá: Một nơi đóng quân lớn trong Thành phố Huế.

c. Nội dung chính:

– Bài thơ khẳng định Lượm sẽ sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

d. Bố cục:

– Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ.

+ Phần 2 (Tiếp đến Lượm ơi, còn không?): Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm.

+ Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.

a. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ:

– Hoàn cảnh: “Huế đổ máu” – Trong hoàn cảnh chiến đấu chống giặc

– Hình dáng: Loắt choắt,chân thoăn thoắt, đầu nghênh ngênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân

– Trang phục: “Cái xắc xinh xinh/Ca lô đội lệch”

– Cử chỉ: “Mồm huýt sáo vang/Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng”

– Lời nói: “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/ Ở Đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà”

=> Tác giả quan sát trực tiếp lượm bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể, sống động

– Nghệ thuật: Từ láy, so sánh.

– Đường vàng là con đường trong hồi tưởng là đường cát vàng, đầy nắng vàng, đồng lúa vàng. Hình ảnh so sánh có gí trị gợi hình (Tả rất đúng về hình dáng Lượm: Nhỏ nhắn, hiếu động, tươi vuigiữa không gian cánh đồng lúa vàng). Ngoài ra nó còn có giá trị biểu cảm thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm.

=> Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh, nghịch ngợm, hồn nhiên, yêu đời.

b. Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm:

* Lượm đang làm nhiệm vụ:

– Bỏ thư vào bao

– Thư đề thượng khẩn

– “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo”

=> Động từ “vụt”, tính từ “vèo vèo”, miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.

– Câu hỏi tu từ: Sợ chi hiểm ngèo?

-> Nói lên khí phách dũng cảm như một lời thách thức với quân thù.

* Sự hi sinh của Lượm:

– Một dòng máu tươi

– “Cháu nằm trên lúa/Tay nắm chặt bông…”

– Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên đất quê hương… Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hoá thân vào non sông đất nước.

– Cái chết của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương.

– Tình cảm của tác giả: Ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm.nhà thơ đã tách câu thơ làm đôi tạo tiếng gọi thân thương thống thiết.

c. Hình ảnh Lượm còn sống mãi:

– Điệp lại 2 khổ thơ phần đầu.

→ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh Lượm còn sống mãi với nhân dân, đất nước.

– Hình ảnh “Nhảy trên đường vàng”.

→ Con đường cát vàng, nắng vàng, lúa vàng hay lá vàng. Con đường cách mạng vàng son.

– Về nội dung: Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

– Về nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Back to top button