Văn học

Ngữ văn 7, Tiếng Việt: Câu rút gọn

Hs đọc Sgk 14-16. Tham khảo video bài giảng, ghi kiến thức cơ bản vào vở và làm bài tập trong SGK 16, 17.

NGỮ VĂN 7 TUẦN 25

Tiếng Việt RÚT GỌN CÂU

I. Thế nào là rút gọn

1. Ví dụ

* Ví dụ 1:

a. // Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b. Chúng ta // học ăn, học nói, học gói, học mở

– Câu b có thêm từ ‘chúng ta”.

– “Chúng ta” làm CN

– Câu a vắng CN.

– Câu b có đầy đủ các thành phần CN, VN.

VD: Chúng ta, chúng em, người ta, người Việt Nam.

(Khôi phục thành phần bị lược bỏ)

® Lược bỏ CN nhằm làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn có thể hiểu được hoặc ngụ ý lời khuyên trong câu trục ngữ là dành cho nhiều người.

* Ví dụ 2

a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. ® lược VN.

GV: Ta có thể khôi phục đầy đủ là: Rồi ba bốn người, sáu bảy người / đuổi theo nó.

b. – Bao giừ cậu đi Hà Nội ?

– Ngày mai. ® lược cả CN và VN.

GV: Khôi phục đầy đủ là: Ngày mai, tớ / đi Hà Nội.

GV: Nếu ở 2 câu ở VD 2 khôi phục đầy đủ như trên, câu mặc dù đầy đủ các thành phần nhưng lại dài dòng.

=>Việc rút gọn như trên làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt.

2. Nhận xét

* Câu rút gọn: Là câu đã được lược bỏ một số thành phần của câu.

* Mục đích rút gọn câu: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ

– Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

Ghi nhớ (Hs đọc, học thuộc Sgk 15)

II. Cách dùng câu rút gọn

1. Ví dụ

a. Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nháy dây. Chơi kéo co.

® Thiếu CN – cả 3 CN đều khó khôi phục – làm cho câu khó hiểu.

=> Không nên rút gọn như vậy, vì làm cho câu khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục CN một cách dễ dàng.

b. – Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10.

– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ?

– Bài kiểm tra toán.

– Câu trả lời của người con chưa được lễ phép.

Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

2. Nhận xét (SGK)

GV: Khi dùng câu rút gọn, chúng ta cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp cụ thể để dùng câu rút gọn có hiệu quả cao, tránh cộc lốc, khiếm nhã, gây khó hiểu cho người đọc, người nghe.

Ghi nhớ

III. Luyện tập

1. Bài 1 /16

b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

® Rút gọn CN – Làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh.

d. Rút gọn nòng cốt câu

=> Khôi phục bằng cách thêm CN: Câu b: chúng ta, câu c: người ta, Câu d cả CN và VN

2. Bài 2 /16:

a. Tôi bước tới…

Tôi dừng chân…

Tôi cảm thấy chỉ có một mảnh…

® Những câu trên thiếu CN, câu cuối thiếu cả CN và VN chỉ có thành phần phụ ngữ.

b. CN (trừ câu 7 là đủ CV, VN).

– Người ta đồn rằng… Quan tướng cưỡi ngựa… Người ta ban khen… Người ta ban cho… Quan tướng đánh giặc… Quan tướng xông vào… Quan tướng trở về gọi mẹ…

® Làm cho câu thơ ngắn gọn, xúc tích, tăng sức biểu cảm.

® Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người.

3. Bài 3

– Do cách sử dụng kiểu câu rút gọn gây ra hiểu lầm giữa cậu bé và vị khách. Bài học về cách dùng câu rút gọn đúng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp để không gây khó hiểu, hiểu lầm.

Back to top button