Hỏi đáp

Nghiệp vụ là gì? Khác biệt giữa nghiệp vụ và chuyên môn

Nghiệp vụ và chuyên môn là những từ mà bạn đã nghe qua. Cả 2 đều dùng để đánh giá năng lực, trình độ và kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau giữa nghiệp vụ và chuyên môn.

Vậy nghiệp vụ là gì? Làm sao để phân biệt được nghiệp vụ và chuyên môn? Mời bạn cùng Trường Saigontourist tìm hiểu nhé!

Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ được hiểu là những kỹ năng, trình độ nhất định mà ứng viên/nhân sự ở một vị trí nhất định cần phải có để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Người có kỹ năng tốt thường thực hiện công việc với năng suất và chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn người có kỹ năng thấp.

Phân loại nhóm nghiệp vụ

Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

Đây là những kỹ năng mà bạn đã có, được tích lũy trong quá trình học tập. Sau đó vận dụng và sáng tạo vào công việc của mình tốt hơn, cụ thể hơn để giúp cho công việc được hoàn thành một cách thuận lợi nhất.

Nghiệp vụ theo tính chất công việc

Nghiệp vụ theo tính chất công việc được hiểu là những nghiệp vụ yêu cầu những kỹ năng nhất định để thực hiện với một công việc cụ thể. Ví dụ như nghiệp vụ ngành nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, khách sạn…Tùy theo mỗi công việc khác nhau sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau sao cho thích hợp với ngành nghề mà bạn đang làm.

Ví dụ của nghiệp vụ theo tính chất công việc

Nghiệp vụ khách sạn

Khi làm việc trong môi trường nhà hàng – khách sạn, bạn cần phải có tính cách linh hoạt, năng động và xử lý tình huống nhạy bén. Dưới đây là một số kỹ năng nghiệp vụ lễ tân khách sạn cần có:

  • Nghiệp vụ chào đón và tiếp khách
  • Nghiệp vụ hướng dẫn: Khi trở thành một lễ tân chuyên nghiệp, bạn cần biết cách để hướng dẫn khách nhận phòng, check in, check out, thực hiện thanh toán hóa đơn cho khách hàng.
  • Nghiệp vụ tư vấn, cung cấp dịch vụ khách sạn, dùng để giải đáp, xử lý tình huống của khách hàng.
  • Nhận thông tin đặt phòng, hỏi giá, cách thức đặt phòng tại khách sạn hoặc trên ứng dụng.
  • Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ tại khách sạn và liên hệ trực tiếp với các bộ phận chủ chốt.
  • Giải quyết khiếu nại, phê bình từ khách hàng.

Nghiệp vụ nhà hàng

Dưới đây là một số nghiệp vụ nhà hàng mà bạn cần có để trang bị cho mình:

  • Đón khách, sắp xếp và dẫn khách ngồi vào bàn
  • Tiếp nhận yêu cầu, ghi chú menu từ khách hàng.
  • Tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu đến khách những món ăn mới, hấp dẫn hoặc phù hợp với tiêu chí, sở thích của khách.
  • Luôn kiểm tra số lượng và chất lượng của món ăn trước khi phục vụ khách hàng
  • Duy trì chuẩn mực và tác phong trong quá trình phục vụ khách hàng
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh nhà ăn, bảo quản đồ ăn, dụng cụ theo đúng quy trình, quy định.
  • Nơi tư vấn, giải đáp và giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn hay kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng vận dụng một cách đầy đủ, bài bản các kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo vào một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.

Phân loại trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn sơ cấp

Trình độ sơ cấp là chương trình đào tạo thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật, thường được đào tạo trong các trường dạy nghề.

Trình độ chuyên môn trung cấp

Trình độ trung cấp chỉ áp dụng đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Yêu cầu người học phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng độc lập thực hiện tốt công việc được giao.

Trình độ chuyên môn cao đẳng

Trình độ cao đẳng thường áp dụng cho những người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Khẳng định trình độ đào tạo bằng các kiến thức thực tế, những lý thuyết rộng của một ngành. Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng để giải quyết vấn đề tương đối phức tạp. Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi. Có kỹ năng quản lý, kỹ năng giám sát cơ bản.

Trình độ chuyên môn đại học

Trình độ đại học luôn đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kiến thức lý luận một cách toàn diện và chuyên sâu; tổng hợp và phân tích các vấn đề liên quan; giải quyết các vấn đề có mức độ phức tạp; có kỹ năng quản lý, giám sát tốt; có kỹ năng để tư duy phản biện, Có khả năng để đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn.

Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ

Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên nghiệp cho sinh viên theo hướng nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành rộng và sâu.

Sự khác nhau giữa nghiệp vụ và chuyên môn

Về cơ bản, chuyên môn và nghiệp vụ là tổng hợp các kỹ năng và kiến thức cần có trong từng lĩnh vực khác nhau để đảm nhận vai trò được giao.

Theo khái niệm, nghiệp vụ được hiểu là những kỹ năng cần thiết trong công việc và được hình thành khi tiếp xúc với một ngành nghề cụ thể. Còn chuyên môn là kỹ năng được trau dồi trong quá trình học tập và trưởng thành, ứng dụng vào cuộc sống để nâng cao trình độ của mình.

Hơn hết, tính đặc thù của chuyên môn thường có tính khái quát cho toàn bộ lĩnh vực. Tiếp đến có thể là chuyên môn Marketing, chuyên môn kinh tế, chuyên môn giảng dạy… Tính chuyên môn còn có thể được đánh giá thông qua bằng cấp hay học vị.

Trong đó, một chuyên môn sẽ chứa nhiều nghiệp vụ khác nhau. Cụ thể, ngành du lịch sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ như bán tour, điều hành, hướng dẫn viên.

Kết luận

Tóm lại, nghiệp vụ và chuyên môn là một trong những điều kiện để bạn thể hiện được năng lực và trình độ của mình. Bạn cần trau dồi cho mình những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết, để có thể ứng tuyển vào những vị trí mong muốn. Hy vọng qua bài viết trên, Trường Saigontourist sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được khái niệm nghiệp vụ là gì, cũng như sự khác biệt giữa nghiệp vụ và chuyên môn.

Back to top button