Hỏi đáp

Nghĩa vụ pháp lý là gì? Hiểu đúng về nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ con người trong pháp luật có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, theo Hiến pháp và các bộ luật bao gồm các lĩnh vực của đời sống xã hội như nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ chính trị, nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ văn hóa, nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ môi trường… Vậy nghĩa vụ pháp lý là gì? Hiểu như thế nào về nghĩa vụ pháp lý? Hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Nghĩa Vụ Pháp Lý Là Gì

1. Nghĩa vụ pháp lý là gì?

Nghĩa vụ là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận ràng buộc bởi chính các bên nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể nào về nghĩa vụ pháp lý, nhưng có thể hiểu nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự (việc, công việc, hành vi) do pháp luật quy định mà con người buộc phải thực hiện (phải làm hoặc không được làm), nhằm đem lại trật tự cho xã hội và nguồn lực cho quốc gia.

Nghĩa vụ pháp lý có những đặc điểm như sau:

– Được pháp luật (pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia) ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.

– Có phạm vi tác động rộng lớn trong quốc gia, thậm chí vượt khỏi biên giới quốc gia (công dân đi ra nước ngoài vẫn phải tuân thủ pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch). Đối tượng tác động (chủ thể phải thực thi nghĩa vụ) của nghĩa vụ pháp lý thường là mọi người (cũng là công dân). Nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định trong pháp luật nên thường được phổ biến bằng hệ thống cơ quan nhà nước.

– Có tính ràng buộc cao vì được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, là các biện pháp nghiêm khắc hơn so với các biện pháp xã hội khác. Nếu chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ pháp lý của con người thì có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý

2. Ý nghĩa của nghĩa vụ pháp lý

Một là: Khẳng định tầm quan trọng, tính phổ quát của nghĩa vụ của con người

Pháp luật luôn được công khai với mọi đối tượng, có khả năng tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, có khả năng tác động đến mọi vùng miền lãnh thổ trong phạm vi quản lý của chính quyền. Không những thế, khi nghĩa vụ con người được quy định trong các văn kiện quốc tế thì phạm vi tác động của nó còn mở rộng ra khỏi biên giới của một quốc gia, thậm chí là ảnh hưởng toàn cầu nếu có nhiều quốc gia tham gia ký kết.

Hai là: Tăng tính ràng buộc việc thực thi nghĩa vụ của con người

Back to top button