Hỏi đáp

Hiểu Rõ về Hồi Giáo

Xin lưu ý: Bởi vì rất quan trọng để thấu hiểu những người thuộc các tín ngưỡng khác, nên các vị lãnh đạo Giáo Hội cảm thấy sẽ hữu ích để đưa ra lịch sử khái quát và sự giảng dạy của Hồi Giáo, tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới.

Tấm khảm thế kỷ 19 minh họa Kaaba ở Mecca, thành phố nơi Muhammad sinh trưởng và là thành phố chí thánh nhất trong thế giới Hồi Giáo.

Vì lý do xấu hay tốt, gần như không một ngày nào trôi qua mà Hồi Giáo và những người theo đạo Hồi không xuất hiện trên dòng đầu của tin tức. Có thể dễ hiểu rằng nhiều người không theo đạo Hồi—kể cả Các Thánh Hữu Ngày Sau—đều cảm thấy tò mò, thậm chí lo lắng. Chúng ta có chia sẻ bất cứ điều gì giống với những người láng giềng theo đạo Hồi của mình không? Chúng ta có thể sống và làm việc chung với nhau không?

Trước tiên, một số bối cảnh lịch sử có thể giúp ích:

Vào năm 610 Sau Công Nguyên, một thương gia Ả Rập tên là Muhammad leo lên những ngọn đồi ở phía trên trị trấn Mecca quê hương ông để suy ngẫm và cầu nguyện về tình trạng tôn giáo hỗn loạn xung quanh ông. Sau lần đó, ông cho biết rằng ông đã nhận được một khải tượng kêu gọi ông trở thành một vị tiên tri cho dân ông. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của tôn giáo được biết đến là Islam (iss-LAAM) tức là Hồi Giáo, một từ mà có nghĩa là “quy phục” (Thượng Đế). Một người tin theo đạo Hồi được gọi là Muslim (MUSS-lim), có nghĩa là “người quy phục.”

Kể từ lúc đó, Muhammad nói rằng ông đã nhận được nhiều điều mặc khải cho đến khi ông qua đời gần 25 năm sau đó. Ban đầu ông chia sẻ những điều mặc khải đó với dân chúng trong thị trấn của mình, cảnh báo về những sự phán xét thiêng liêng sẽ xảy đến; hô hào những người nghe ông phải hối cải và đối xử tử tế với những góa phụ, trẻ mồ côi, và người nghèo túng; thuyết giảng về sự phục sinh chung cho người chết và sự phán xét cuối cùng của Thượng Đế.

Tuy nhiên, sự nhạo báng và ngược đãi mà ông và những người theo ông phải chịu đựng trở nên mãnh liệt đến mức họ buộc phải chạy trốn đến thị trấn Medina, cách khoảng bốn ngày đi bằng lạc đà về phía bắc.

Ở đó, vai trò của Muhammad đã thay đổi một cách đột ngột.1 Từ việc chỉ là một người thuyết giáo và nói lời cảnh báo, ông trở thành luật sư, quan tòa, và nhà lãnh đạo chính trị của một trị trấn quan trọng ở Ả Rập, và sau này, của Bán Đảo Ả Rập. Sự thành lập ban đầu của một cộng đồng những người tin theo đã cho đạo Hồi một bản sắc tôn giáo dựa trên luật pháp và công lý mà tiếp tục là những điểm đặc trưng nổi bật và có ý nghĩa nhất.

Hai dòng chủ yếu đã nổi lên trong số những người theo Muhammad sau khi ông qua đời vào năm 632 Sau Công Nguyên, họ bắt đầu chia rẽ vì câu hỏi ai là người kế nhiệm ông với vai trò lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo.2 Dòng lớn nhất được gọi là Sunni (tự cho là tuân theo sunna, hoặc tập quán Muhammad và tương đối linh hoạt trong vấn đề kế nhiệm). Dòng kia, nổi lên với con rể của Muhammad, ‘Ali, được gọi là shi‘at ‘Ali (dòng ‘Ali) và hiện được biết đến rộng rãi chỉ là Shi‘a. Không giống như dòng Sunnis, Shi‘a (được biết đến là Shi‘ite hay là những tín đồ Hồi Giáo Shi‘i) tin rằng quyền để kế vị Muhammad với tư cách là các lãnh đạo trong cộng đồng sẽ thuộc về người nam, những người có họ hàng gần nhất với Tiên Tri Muhammad, ‘Ali, và những người kế tự của ông.

Mặc dù có những bất đồng, các tín đồ Hồi Giáo đã trở nên hợp nhất hơn về mặt tôn giáo so với những người theo đạo Cơ Đốc. Hơn nữa, trong vài thế kỷ vào khoảng năm 800 Sau Công Nguyên, nền văn minh Hồi Giáo có thể được cho là tiến bộ nhất trên thế giới về lĩnh vực khoa học, y tế, toán học, và triết học.

1. Chứng ngôn

Nếu đạo Hồi có một tín điều chung, thì đó là shahada (sha-HAD-ah), “tuyên ngôn về đức tin,” hay là “chứng ngôn.” Thuật ngữ này ám chỉ một cụm từ tiếng Ả Rập mà được phiên dịch như sau: “Tôi làm chứng rằng không có thượng đế nào khác ngoài đấng Thượng Đế [Allah] và Muhammad là Sứ Giả của Thượng Đế.” Tuyên ngôn shahada này là cách để gia nhập đạo Hồi. Để trở thành một tín đồ Hồi Giáo, một người cần phải đọc tuyên ngôn đó với một niềm tin chân thành.

Trong tiếng Ả Rập, từ Thượng Đế được gọi là Allah. Đây là cách viết ngắn gọn của từ al- (“đấng”) và ilah (“thượng đế”), tuy không phải là một tên riêng nhưng là một danh xưng, và gần giống như từ Ê Lô Him trong tiếng Hê Bơ Rơ.

Vì không có chức tư tế trong đạo Hồi, nên cũng không có các giáo lễ chức tư tế. Cũng không hề có một “giáo hội” Hồi Giáo riêng lẻ nào. Vì thế, việc tuyên đọc shahada, trong một nghĩa nào đó, tương tự như phép báp têm đối với đạo Hồi. Hiện việc thiếu cơ cấu lãnh đạo chính thức, hợp nhất, và toàn cầu có nhiều ngụ ý khác. Ví dụ, không có một người nào lãnh đạo toàn thể tín đồ Hồi Giáo, không có ai lên tiếng cho toàn thể cộng đồng. (Muhammad gần như là vị tiên tri cuối cùng của chung mọi người.) Điều này cũng có nghĩa rằng không có giáo hội nào mà những tên khủng bố hoặc “những kẻ dị giáo” có thể bị khai trừ.

2. Sự Cầu Nguyện

Nhiều người không theo đạo Hồi đều biết về lễ nghi cầu nguyện của đạo Hồi gọi là salat (sa-LAAT), mà bao gồm một số lần sụp lạy nhất định, năm lần một ngày. Việc đọc lên các câu đã được quy định từ kinh Qur’an và chạm trán xuống đất biểu lộ sự quy phục khiêm nhường đối với Thượng Đế. Lời cầu nguyện tự ý hơn, gọi là du‘a, có thể được dâng lên bất cứ lúc nào và không đòi hỏi phải sụp lạy.

Đối với những lời cầu nguyện ban trưa vào ngày thứ Sáu, những người nam theo đạo Hồi được đòi hỏi phải, và các phụ nữ theo đạo Hồi được khuyến khích nên cầu nguyện trong thánh đường Hồi Giáo (tiếng Ả Rập là masjid, hoặc “nơi sụp lạy”). Ở đó, trong các nhóm chia theo giới tính, họ sắp thành hàng, cầu nguyện theo sự dẫn dắt của người thầy tế của thánh đường (ee-MAAM, tiếng Ả Rập là amama, có nghĩa là “ở đằng trước”), và lắng nghe một bài giảng ngắn. Tuy nhiên, ngày thứ Sáu không tương đương với ngày Sa Bát; mặc dù “ngày cuối tuần” ở hầu hết các quốc gia Hồi Giáo tập trung vào yawm al-jum‘a (“ngày tụ họp”) hoặc ngày thứ Sáu, nhưng làm việc vào ngày đó không bị cho là có tội.

3. Bố Thí

Zakat (za-KAAT, có nghĩa là “điều thanh sạch”) bao gồm việc hiến tặng từ thiện để hỗ trợ người nghèo khó, cũng như hỗ trợ các thánh đường và các công việc Hồi Giáo. Số tiền hiến tặng được tính là 2,5 phần trăm tổng số gia tài của một tín đồ trên một khoản tối thiểu nhất định. Tại một số quốc gia Hồi Giáo, số tiền này do các tổ chức chính phủ thu. Tại các quốc gia khác, số tiền đó là tự nguyện.

4. Nhịn Ăn

Mỗi năm, trong suốt tháng Ramadan tính theo lịch mặt trăng, các tín đồ Hồi Giáo sùng tín không ăn, không uống, và không quan hệ tình dục từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Họ cũng thường xuyên tự mình cống hiến cho một công việc từ thiện giúp người nghèo khó và đọc kinh Qur’an trong suốt tháng.7

5. Hành Hương

Tín đồ Hồi Giáo có sức khỏe và các điều kiện để làm như vậy cần phải hành hương đến Mecca ít nhất một lần trong đời. (Việc hành hương về Medina, thành phố chí thánh thứ hai của Hồi Giáo, thường cũng bao gồm nhưng không bắt buộc.) Đối với các tín đồ Hồi Giáo trung tín, việc làm như thế là một sự kiện thuộc linh và cảm động vô cùng, tương tự như trực tiếp tham dự đại hội trung ương hay lần đầu tiên vào đền thờ.

Back to top button