Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì? Mục đích cuối cùng là?
1. Cạnh tranh là gì? Ví dụ về cạnh tranh?
1.1. Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh của những nhà kinh doanh với nhau hoặc các cơ quan quản lý với nhau nhằm có thể đạt được thắng lợi. Trong kinh doanh, khái niệm cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua của các nhà kinh doanh về mặt kinh tế nhằm có thể đạt được nhiều lợiích theo những cách khác nhau.
Trong Từ điển tiếng Anh thì cạnh tranh là “competition” có nghĩa là một sự kiện hoặc một cuộc đấu, trong đó có sự ganh đua giữa những người nhằm giành phần thắng hay lợi thế về phía mình.
Từ điển tiếng Việt giải thích “cạnh tranh” là nỗ lực giành phần thắng hay phần hơn của đối thủ giữa các nhóm và cá nhân hoạt động vì những mục đích giống nhau.
1.2. Ví dụ về cạnh tranh:
Sự cạnh tranh dường như xuất hiện nhiều giữa những người bán hàng với nhau, nhưng cũng có thể là giữa các người mua. Dưới đây là một vài ví dụ về cạnh tranh.
Là sự cạnh tranh giữa nhiều người bán nhằm kéo khách về phía mình: Cùng một dãy phố có nhiều người cùng bán một loại thức ăn, muốn lôi kéo được khách thì mỗi chủ cửa hàng phải có bí quyết riêng về việc bảo quản, chế biến, trang trí, đa dạng hoá món ăn. .. nhằm thu hút đông khách đến với mình.
2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh:
Thị trường là sự trao đổi giữa người mua và người bán cùng một loại hàng hoá hay dịch vụ. Giữa nhà cung cấp và khách hàng luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau.
Khách hàng luôn mong muốn mua những sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhất với chi phí thấp nhất có thể. Nhà cung cấp thì chỉ mong bán được hàng nhanh chóng để thu về thêm lợi nhuận và có thể mở rộng sản xuất.
Chính từ nhu cầu, lợi ích khác nhau giữa khách hàng và nhà cung cấp mới là nguyên nhân gây nên hành vi cạnh tranh, giành giật giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng về phía mình.
Các chủ thể kinh doanh phải dùng nhiều hình thức, thủ đoạn kinh doanh, thường gọi là hành vi cạnh tranh của mình nhằm ganh đua với nhau
Trong quá trình cạnh tranh, mỗi chủ thể kinh doanh buộc phải khai thác những nguồn lực của mình một cách tốt nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, năng suất và chất lượng cũng khác nhau, dẫn đến việc cạnh tranh nhau về giá thành.
Kết quả cuộc cạnh tranh là có người thắng và kẻ thua. Người thắng sẽ mở rộng được thị trường, gia tăng doanh thu, lợi nhuận và có số lượng khách hàng cố định. Ngược lại kẻ thua mất vài xu và có thể phải rút khỏi thị trường đó.
Ngoài ra, do nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những tổ chức kinh tế tư nhân, tự do sản xuất và kinh doanh khiến nguồn cầu trong thị trường tăng lên dẫn đến buộc các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh tìm cho được những ưu thế để có chỗ đứng trong thị trường.
Nhằm nắm lấy các yếu tố này để hạn chế những rủi ro, bất lợi đối với sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều đương nhiên.
3. Ý nghĩa của cạnh tranh:
Theo định nghĩa, cạnh tranh có các vai trò và ý nghĩa cơ bản sau đây:
-Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vai trò trung tâm và họ được bảo vệ bởi những bên tham gia cạnh tranh. Nhu cầu của nhà kinh doanh được đáp ứng một cách nhanh nhất mà thị trường có thể cung cấp, vì họ là người có quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền để quyết định ai được sống và ai bị loại khỏi cuộc chơi. Nói khác hơn, cạnh tranh giúp cho người tiêu dùng có được thứ mà họ cần. Một nguyên lý của thị trường là ở đâu có nhu cầu, có thể thu được lợi nhuận thì ở đấy có mặt những nhà kinh doanh và người tiêu dùng không cần phải làm việc trong cảnh xếp hàng chờ đợi mua nhu yếu phẩm như thời kỳ bao cấp, mà trái lại, nhà kinh doanh sẽ tìm cơ hội để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
– Cạnh tranh có vai trò điều tiết mọi hoạt động kinh tế trên thương trường
Theo một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh bảo đảm phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp mạnh, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Sự xuất hiện của cạnh tranh sẽ loại bỏ các hành vi lợi dụng sức mạnh kinh tế nhằm triệt hạ đối thủ cạnh tranh và bóc lột khách hàng. Vai trò điều tiết của cạnh tranh thể hiện trong các chu kỳ của hoạt động cạnh tranh. dù biết rằng, cạnh tranh là một chuỗi các hoạt động và hành vi lặp đi lặp lại không có điểm dừng xảy ra trong cuộc sống của thị trường, song được nhiều lý thuyết kinh tế học miêu tả qua sự tiến hoá của các chu kỳ theo hình xoắn ốc.
-Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng những nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất
Những nỗ lực giảm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành của hàng hoá, dịch vụ đã buộc các doanh nghiệp phải tự đưa mình vào những chiến lược kinh doanh tiết kiệm bằng việc sử dụng một cách tốt nhất mọi nguồn lực mà họ có được. bất kỳ sự phung phí hay tính toán sai lầm khi sử dụng nguồn lực đều có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Nhìn ở tổng thể của nền kinh tế, cạnh tranh là động lực căn bản giảm sự lãng phí trong kinh doanh, giúp cho các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng tối ưu.
– Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh
Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để phục vụ ngày một tốt hơn đòi hỏi của khách hàng và hy vọng dành phần thắng cho mình. khi ấy, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật trong đời sống kinh tế – xã hội. Trên thực tế, sự đổi mới và phát triển nhanh chóng của các thế hệ máy tính cùng sự phát triển của mạng lưới viễn thông quốc tế đã cho thấy rõ ràng vai trò của cạnh tranh đối với việc thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật.
-Cạnh tranh thúc đẩy sự đổi mới và là nền tảng của sự phát triển bền vững trong đời sống kinh tế – xã hội
Nền tảng của quy luật cạnh tranh trên thương trường là quyền tự chủ trong kinh doanh và sự bình đẳng về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Khi sự tự do kinh doanh bị triệt tiêu thì mọi sự cạnh tranh đều là các cuộc tụ họp theo phong trào chứ không thể nào là động lực đích thực thúc đẩy sự phát triển. Cạnh tranh đòi hỏi Nhà nước và luật pháp phải bảo vệ tự do trong kinh doanh.
4. Tính chất cơ bản của cạnh tranh:
Từ những thông tin chúng ta đã phần nào hiểu rõ cạnh tranh là gì, mục đích của cạnh tranh thế nào? Vậy tính chất của cạnh tranh chính là ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh để có thể giành những điều kiện thuận lợi về phía mình và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Chủ thể của cạnh tranh là các cá nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập.
Sự ganh đấu đó tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những mức độ khác nhau, sự cạnh tranh có thể mang ý nghĩa tích cực, tuy nhiên cũng có lúc chúng mang tính tiêu cực.
Cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự ganh đua của ít nhất 02 chủ thể trở lên, đa phần là đối thủ của nhau. Nếu thị trường có tình trạng độc quyền, không có đối thủ thì không có sự cạnh tranh.
Các chủ thể kinh doanh khi tham gia thị trường luôn có sự ganh đua để có thể giành cơ hội tốt nhằm mở rộng thị trường.
Sự cạnh tranh thường diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích như: tìm kiếm thị trường để bán các sản phẩm cùng loại, cùng tìm kiếm nguồn nguyên liệu giống nhau để kinh doanh sản xuất…
Việc có chung lợi ích khiến các doanh nghiệp trở thành đối thủ của nhau.
Cạnh tranh là hoạt động tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể, vì vậy cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường và công dân có các quyền:
– Tự do kinh doanh
– Tự do thành lập doanh nghiệp
– Tự do tìm kiếm cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.
5. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
Mọi hành vi hay hành động nào cũng đòi hỏi phải có mục đích để hướng tái và hành vi cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp cũng vậy. Các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nhằm mục đích là:
– Giành uy tín cho doanh nghiệp hoặc có thể để phục vụ xã hội
– Có uy tín trong thị trường, có nguồn sản phẩm phong phú, thu hút đông người. .. thuận tiện cho sự phát triển và đạt doanh số cao
– Giành được nhiều cơ hội, hạn chế được những khó khăn và rủi ro trong suốt quá trình kinh doanh
– Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức cố gắng, đổi mới và sáng tạo để phát triển. Cạnh tranh là động lực để các doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh hiệu quả hơn, đẩy mạnh việc mở rộng thị trường. Đó cũng là con đường để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
– Cạnh tranh cũng chính là động lực phát triển kinh tế thị trường, nâng lại sức ép nhằm thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và phát triển.
Thị trường hội nhập cạnh tranh được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và coi trọng nhằm phát triển kinh tế, phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo cao dân trí cho xã hội.
Cạnh tranh tồn tại khi trên thị trường có quyền tự do hành xử và các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khi tham gia cạnh tranh giành cơ hội phát triển
6. Những hành vi cạnh tranh bị cấm tại Việt Nam:
Điều 45 Luật Cạnh tranh đã quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Cụ thể:
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo vệ của người sở hữu thông tin
+ Tiết lộ, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh khi không được phép của người thông tin
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác thông qua hành vi đe doạ hoặc cưỡng bức nhằm buộc họ dừng/không giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp làm tác động tiêu cực đến uy tín, tình trạng tài chính. .. của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác mà trực tiếp hoặc gián tiếp làm đình trệ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính thông qua các hình thức:
+ Đưa thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn với khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hoá, dịch vụ, khuyến mại, . .. do doanh nghiệp cung cấp để lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác.
+ So sánh hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp cung cấp nhưng không chứng minh được nguồn gốc.
– Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ dưới giá thành hoàn toàn dẫn đến hoặc có thể dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác đang kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định.