Hỏi đáp

Môi trường xã hội là gì? Ảnh hưởng của môi trường xã hội?

1. Môi trường xã hội là gì?

Đây là một khái niệm khá mới mẻ hiện nay, thể hiện các đặc điểm trong đời sống xã hội của con người. Do đó vẫn chưa hề có một khái niệm cụ thể về môi trường xã hội là gì theo quy định pháp luật. Tuy nhiên nó vẫn mang các đặc trưng cơ bản của môi trường, tác động của môi trường đến chúng ta.

Khái niệm môi trường:

Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ:

“Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.”

Môi trường là các yếu tố, các điều kiện xung quanh làm nên không gian, điều kiện sống của con người. Các đặc điểm của điều kiện xã hội cũng làm nên một môi trường như thế. Phải có môi trường, sinh vật nói chung mới được bảo vệ, chịu tác động và biến đổi.

Từ đó, với khái niệm môi trường xã hội là gì, có thể hiểu:

Môi trường xã hội chính là mối quan hệ giữa người với người. Ở đó, các yếu tố, các khía cạnh xã hội được điều chỉnh, tác động và mang tính chi phối con người. Chính các mối quan hệ con người xác lập với nhau tạo ra điều kiện để xã hội phát triển. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định,… ở các cấp khác nhau.

Các môi quan hệ có thể được thiết lập, duy trì, bỏ qua,… làm nên các đặc điểm của môi trường xã hội.

Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định trong việc làm, học tập, sinh hoạt,… Để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác. Chính các điều kiện của xã hội khiến con người không chỉ tồn tại về mặt sinh học, mà còn được tiếp cận phát triển, trình độ và nhu cầu cao hơn.

Cụ thể, môi trường xã hội là:

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Từ đó làm đời sống của con người trở lên phong phú, có ý nghĩa hơn. Con người phấn đấu để phát triển, để được đáp ứng nhu cầu cao nhất.

Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Tạo ra khuôn khổ, hệ thống các quy tắc phải tuân thủ trong mối quan hệ xã hội của con người. Cũng như mang đến trật thiết lập trong xã hội nói chung.

Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

+ Tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển.

+ Làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

Ngoài các nhu cầu của môi trường tự nhiên, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn. Chính từ đó mà công nghệ, viễn thông, điện tử, dịch vụ,… được ra đời và phát triển sôi động như hiện nay.

2. Môi trường xã hội tiếng Anh là gì?

Môi trường xã hội tiếng Anh là The social environment.

3. Đặc điểm của MTXH:

Đặc điểm biểu hiện của môi trường xã hội:

Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Các yếu tố tự nhiên không đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu sống của con người. Do đó xã hội được tăng cường từ các mối quan hệ, kinh tế được phát triển. Chính con người cùng với các mối quan hệ của họ làm nên xã hội, chất lượng của môi trường xã hội.

Từ đấy, có thể thấy, môi trường xã hội sẽ bao gồm rất nhiều các yếu tố chi phối, tác động lên con người. Như: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục,… Từ đó giúp con người phát triển thể chất, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp cho xã hội. Xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình.

Các đặc điểm tác động đến xung quanh:

Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau. Khi đó con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Từ đó chất lượng cuộc sống được thúc đẩy hơn. Công nghệ và khoa học trong xã hội ngày càng phát triển càng giúp con người và mối quan hệ xã hội được tăng cường.

Môi trường xã hội là sản phẩm và chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Từ nhu cầu tự nhiên, con người mới phát triển các mối quan hệ và yếu tố xã hội. Cũng qua đó giúp xã hội được phát triển trên thực tế.

Đồng thời, Mặt trái của môi trường xã hội là các tệ nạn xã hội. Bởi khi kinh tế phát triển, xã hội làm ra các sản phẩm, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cao hơn của con người. Có những nhóm người chỉ xác định tìm kiếm lợi ích cho mình mà xâm phạm các yếu tố xã hội chung.

4. Chức năng của MTXH:

Tương tự như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội sẽ có các chức năng bao gồm:

– Là không gian sống của con người và các loài sinh vật:

Tuy nhiên các không gian sống không thể hiện theo không gian từ tự nhiên. Ở đây, xã hội phải có sự tham gia và tác động của các mối quan hệ giữa người với người. Từ đó tạo ra không gian, sự sôi động và các biến đổi của môi trường.

Đây chính là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Các yếu tố xã hội tạo ra sự khác biệt với tự nhiên, với các đáp ứng từ nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ,…

– Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người:

Môi trường xã hội sẽ bao gồm các yếu tố như: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử, giáo dục,… Đây là các yếu tố giúp tăng nhận thức xã hội, thúc đẩy kiến thức, chuyên môn trong những lĩnh vực công việc thực tế. Từ đó giúp chủ thể có quyền hạn thực hiện quản lý nhà nước. Trật tự xã hội được đảm bảo, quan hệ của con người thể hiện sự đa dạng, lành mạnh.

Các yếu tố này chính là những tài nguyên cần thiết cho sự sống cũng như phát triển của con người. Từ đó thúc đẩy xã hội và chất lượng đời sống của con người được tăng cao.

– Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình:

Trái ngược với những tài nguyên, mặt trái của môi trường xã hội chính là các tệ nạn xã hội. Bởi các nhu cầu của con người càng tăng cao, khó kiểm soát trên thực tế. Đây có thể được coi là các phế thải, các tồn tại cần loại bỏ trong xã hội.

– Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất:

Bởi lẽ, trong môi trường xã hội, các yếu tố nơi đây sẽ bao quanh các yếu tố cần thiết cho con người. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Từ đó tác động đến con người bên cạnh các điều kiện của môi trường tự nhiên.

– Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:

Môi trường xã hội không chỉ là nơi sinh sống mà còn là nơi lưu giữ, cung cấp các tri thức, nền văn hóa cũng như nhiều thông tin khác do xã hội loài người tạo dựng và lưu truyền. Do đó mà đời sống của con người trở nên phong phú hơn, có chất lượng cao hơn. Con người không chỉ tồn tại, mà còn có tri thức và phát triển.

5. Ảnh hưởng của MTXH với con người:

Môi trường xã hội tạo ra một hệ thống với hợp thể của các mối quan hệ cực kỳ đa dạng, phức tạp. Ở đó, các tác động ràng buộc nhất định đối với mối quan hệ trong xã hội. Bao gồm: xã hội – gia đình – cá nhân;

Chúng tạo một “bầu khí quyển” quan hệ trực tiếp, ảnh hưởng siêu mạnh đến mỗi người, hình thành nhân cách của mỗi người. Các mối quan hệ của con người được mở rộng không giới hạn phạm vi. Do đó mà việc đi nhiều giúp kinh nghiệm được tích lũy, mở mang.

Các biến đổi của môi trường xã hội:

Môi trường xã hội vừa có mặt tĩnh, bất biến (bản chất người, tính văn hoá). Chúng làm thành căn cốt của loài người để phân biệt con người với con vật. Mang đến các nét đặc trưng cần gìn giữ trong đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Nhưng vừa có những mặt động, hầu như biến đổi không ngừng. Nó phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của con người, làm chủ và điều khiển các nhân tố xung quanh. Do đó máy móc, công nghệ ra đời và hỗ trợ con người trong hầu hết các công việc.

Xã hội càng phát triển thì sự tác động, ảnh hưởng đối với mỗi gia đình- mỗi cá nhân càng lớn.

Thể hiện đặc trưng của đời sống con người:

Môi trường xã hội xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Họ được sống, được trải nghiệm và mở rộng kinh nghiệm. Cũng từ đó mang đến nhu cầu được chăm sóc, được phục vụ của con người.

Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau. Khi đó, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Bởi vậy mà ngoài môi trường tự nhiên giúp con người được tồn tại về sinh học, phải có môi trường xã hội phát triển, biến đổi phù hợp trong tương lai.

Từ đây ta thấy môi trường xã hội Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp trọng tình.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Hiện nay, môi trường được phân chia thành nhiều loại với các khái niệm như: môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên, … Vậy môi trường xã hội là gì?

Back to top button