Tranh

Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter: Phân tích 3 thương hiệu thành công

“Thương trường là chiến trường”. Hẳn là không sai, bởi khi bước vào thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, các doanh nghiệp sẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Và để giúp doanh nghiệp vượt qua những áp lực và phát triển bền vững, hãy cùng xem ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh?

Khái niệm

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là mô hình giúp doanh nghiệp xác định và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phát triển, mức độ cạnh tranh và lợi nhuận. Từ đó doanh nghiệp có thể biết được ưu nhược điểm của doanh nghiệp để đưa ra những điều chỉnh thích hợp nhất.

Các yếu tố của mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Mô hình này có thể áp dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh và các ngành công nghiệp. Thế nên, việc tìm hiểu và phân tích những ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh sẽ tạo nền tảng để doanh nghiệp đưa ra định hướng chính xác cho chiến lược của mình và đạt được các mục tiêu đề ra.

Lợi ích của việc sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh

  • Định hướng về chiến lược phát triển doanh nghiệp: Sau khi phân tích tình hình hiện tại cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp trong cùng ngành, doanh nghiệp sẽ tự biết được áp lực nào có lợi. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển tốt hơn và đẩy mạnh tính cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên những áp lực sẵn có.
  • Tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu: Tự nhìn nhận và đánh giá là phương pháp tốt nhất để tìm được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các kế hoạch khắc phục.
  • Hiểu được tổng quan thị trường: Môi trường kinh doanh rất rộng lớn và thay đổi liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới và thích nghi, bắt kịp với xu thế phát triển chung. 5 áp lực cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác nhất về bối cảnh thị trường sáng tạo. Những cải tiến về mẫu mã, chất lượng và chịu được những áp lực từ nhiều phía cũng là một cách để giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.

3 ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của các thương hiệu nổi tiếng

Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung

  • Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

Yếu tố này đặc biệt quan trọng với Samsung khi các công ty đa quốc gia như LG, Nokia và Motorola, chưa kể tới Apple cũng đang tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành điện tử. Ngoài ra, Samsung còn phải đối mặt với “cuộc chiến Cola” (Cuộc chiến huyền thoại giành quyền thống trị giữa Coca Cola và Pepsi) tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ, nơi mà Samsung phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong nước và toàn cầu.

  • Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Ngành hàng điện tử đặc trưng bởi rào cản gia nhập thị trường và rào cản rút lui thấp, đặc biệt là khi có các tập đoàn toàn cầu như Samsung liên quan. Thế nên, rất khó để thâm nhập vào thị trường mới nổi vì phải xét nhiều yếu tố như thiết lập chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối. Và Samsung cũng đã thâm nhập nhiều thị trường mới nổi bằng cách tiếp cận từng bước và rút khỏi những thị trường không có nhiều lợi nhuận.

  • Áp lực từ sức mạnh của nhà cung cấp

Ở nhiều thị trường mà Samsung hoạt động, có rất nhiều nhà cung cấp sẵn sàng giảm giá dịch vụ bởi vì các lĩnh vực hỗ trợ rất sâu rộng. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là Samsung có thể khắt khe với các nhà cung cấp bởi vì phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng một chuỗi cung ứng. Đây cũng chính là lý do tại sao các nhà sản xuất hàng điện tử như Samsung luôn nghiên cứu thị trường trước khi thành lập cửa hàng.

  • Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng

Sức mạnh của khách hàng đối với những nhà sản xuất hàng điện tử như Samsung là một sự hỗn hợp dù người mua có vô số lựa chọn để gắn bó với các sản phẩm bởi vì Samsung không thể bán phá giá một mặt hàng có giá trị cao.

Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung trong ngành điện tử
  • Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Yếu tố này thực sự đáng quan ngại bởi vì thị trường hàng điện tử có rất nhiều sản phẩm thay thế. Và trên thực tế, hàng tiêu dùng lâu bền thường được mua lâu hơn. Các công ty như Samsung cũng phải đưa ra nhiều chiến lược tiếp thị phù hợp. Thế nên, Samsung cũng thường áp dụng cách định giá chênh lệch để thu hút người dùng từ các đỉnh kim tự tháp thu nhập để tránh việc sử dụng các sản phẩm thay thế rẻ hơn.

Đây chính là ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp Samsung định hướng kế hoạch phát triển hiệu quả trong thị trường điện tử.

>> Có thể bạn sẽ thích: Phân tích và cho ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng

Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola

  • Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trong thị trường nước ngọt có ga, hẳn khách hàng không còn xa lạ với 2 cái tên: Coca Cola và Pepsi. Pepsi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola và cả hai thậm chí đối đầu nhau từ thế kỷ 19. Có thể thấy, cả 2 thương hiệu sở hữu quy mô giống nhau, thực hiện các chiến lược và phát triển sản phẩm tương tự nhau. Thị trường nước giải khát đang cực gay gắt về cả giá cả và thị phần. Ngoài ra, Coca Cola còn phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác như Keurig Green Mountain Group, Schweppes, Neh,…

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Coca Cola là Pepsi
  • Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Với ngành nước giải khát, không dễ để các đối thủ mới có thể đặt chân vào thị trường này. Để có thể xây dựng “đế chế” như hiện nay và có lượng khách hàng trung thành sử dụng nước ngọt có gas, Coca Cola phải trải qua hàng trăm năm phát triển. Thế nên, áp lực từ các đối thủ mới không phải là mối đe dọa lớn.

  • Áp lực từ sức mạnh của nhà cung cấp

Áp lực của những nhà cung cấp của Coca Cola là rất yếu. Có thể là do số lượng lớn các nhà cung cấp với khả năng và chi phí chuyển đổi khá thấp với Coca Cola. Trên thực tế, thương hiệu này được chuyển từ nhà cung cấp này đến nhà cung cấp khác. Tuy nhiên không phải nhà cung cấp nào cũng có thể chuyển khỏi Coca Cola vì những quy định riêng.

  • Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng

Trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Coca Cola, uy thế của khách hàng cũng khá thấp. Bởi vì khách hàng chủ yếu là khách cá nhân, mua lẻ nên khả năng thương lượng không cao. Trường hợp khách có khả năng đàm phán giá với Coca Cola chủ yếu là những nhà bán lẻ, hoặc người mua với số lượng lớn.

  • Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Nguy cơ các sản phẩm thay thế Coca Cola là nước giải khát Pepsi, nước hoa quả,… Có rất nhiều sản phẩm nước thay thế Coca Cola để đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng không muốn sử dụng nhiều nước ngọt có gas. Thế nên, hãng cũng đã tung ra sản phẩm Coca Cola không đường để đi đầu xu hướng. Điều quan trọng là những sản phẩm thay thế trên thị trường có chất lượng tốt với mức giá cạnh tranh và chi phí chuyển đổi thấp. Thế nên, rủi ro từ các sản phẩm thay thế của Coca Cola là rất lớn.

Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

  • Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

Hiện nay, ngành công nghiệp đồ ăn nhanh và cà phê phát triển cực mạnh mẽ. Các đối thủ của Starbucks gồm Dunkin Donuts, McDonald, các cửa hàng và quán ăn địa phương. Starbucks hiện là công ty dẫn đầu thị phần tại Mỹ với hơn 40%. Thế nhưng, các đối thủ cạnh tranh trong ngành vẫn đang liên tục đổi mới, chuyên môn hóa và xây dựng nhiều chiến lược cạnh tranh để thu hút khách hàng. Đồng thời, chi phí chuyển đổi thấp với khách hàng làm sự cạnh tranh càng gay gắt hơn. Nhiều loại đồ uống, cà phê,… của Starbucks cũng đang được cung cấp bởi nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Thế nhưng, vẫn còn một số sản phẩm “đặc trưng” của Starbucks giúp xây dựng lòng trung thành thương hiệu cho khách hàng.

  • Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Có một vài rào cản nhất định khi gia nhập vào ngành F&B, việc xây dựng một chuỗi cửa hàng khổng lồ như Starbucks đòi hỏi sự đầu tư lớn và mất khá nhiều thời gian để phát triển thương hiệu và lấy được sự trung thành. Và hiện tại Starbucks đã khiến khách hàng cảm nhận và thích thú với những sản phẩm của mình, việc thu hút khách hàng của Starbucks là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, có rất nhiều cửa hàng cà phê địa phương cũng rất thành công trong việc phát triển cơ sở khách hàng. Tóm lại, mối đe dọa với những đối thủ cạnh tranh với Starbucks là ở mức trung bình.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks
  • Áp lực từ sức mạnh của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp chỉ có thể gây áp lực với Starbucks từ mức thấp đến mức trung bình. Với hơn 20000 cửa hàng toàn cầu, Starbucks có thể tận dụng lợi thế của quy mô và lợi ích kinh tế. Hơn nữa, Starbucks hiện đang hợp tác với số lượng lớn các nhà cung cấp trên toàn thế giới và Starbucks trở nên rất quan trọng với các nhà cung cấp. Ngoài ra, các nhà cung cấp cũng sẵn sàng đưa các điều kiện có lợi chỉ với mục đích là được liên kết với Starbucks. Ngoại trừ hạt cà phê arabica, những loại hạt cà phê còn lại theo yêu cầu đều có sẵn. Thế nên, các nhà cung cấp khó có thể mặc cả hoặc cố gắng tác động tới giá cả nguyên liệu với Starbucks. Điều này cũng có nghĩa là khả năng thương lượng của các nhà cung cấp với Starbucks khá thấp.

  • Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng

Starbucks đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đồng nghĩa với việc khách hàng đang có nhiều sự lựa chọn. Nếu Starbucks hoặc bất cứ thương hiệu nào cố ý tăng giá sản phẩm, khách hàng sẽ bỏ đi vì chi phí chuyển đổi thấp với người mua. Thế nhưng, lợi thế của Starbucks là không gian cửa hàng và hương vị sản phẩm độc đáo khiến nó thu hút nhiều khách hàng trung thành hơn. Khả năng thương lượng của khách hàng với Starbucks khá cao.

  • Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Tất cả những sản phẩm của Starbucks như cà phê, trà, thực phẩm,… đều có sản phẩm thay thế. Trong đó, có nhiều sản phẩm thay thế có giá thấp hơn so với các sản phẩm của Starbucks. Điều này khiến mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế với Starbucks ở mức cao.

Trên đây là những ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh để bạn ứng dụng vào doanh nghiệp của mình. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp đo lường mức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: 21 ví dụ về case study hay nhất giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng

Back to top button