10 Mở bài hay tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Lời ru của mẹ chính là nguồn năng lượng tinh thần để giúp mỗi chúng ta trưởng thành nên người. Bởi thế cảm xúc về lời ru của mẹ đã đi vào nghệ thuật và thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng xuất phát từ truyền thống này nhưng có sự sáng tạo rất mới với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài viết về chủ đề quê hương, đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở mỗi bài mỗi khác, tùy theo cảm hứng của tác giả, song mỗi bài là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ngợi ca Tổ quốc và nhân dân anh hùng.
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong chiến khu tây Thừa Thiên gian khổ và ác liệt thời chống Mĩ. Trong những ngày mưa bom bão đạn ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã ra đời.
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có nhiều những đóng góp đáng kể trong nền văn học Việt Nam, những bài thơ của ông để lại nhiều giá trị sâu sắc và đặc biệt nổi bật đó là bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Những khúc hát ru của người mẹ đã là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả sáng tác lên những tác phẩm hay và đặc biệt có ý nghĩa, nó mang những khúc hát ru thu hút những làn điệu nhẹ nhàng trong tâm hồn của tác giả, những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ trong lòng người đọc, những lời ru những em bé ngủ trên lưng những người mẹ khi địu con lên núi, ngủ trên lưng mẹ những em bé này lớn lên từng này, những giấc ngủ ngon đã trở thành một động lực để người mẹ có thể lao động để nuôi dưỡng những người con của mình, mẹ lao động đó là giã gạo, và một nhiệm vụ quan trọng đó là nuôi những chú bộ đội đi chiến đấu, những điều cao cả đó đã được tác giả thể hiện thật sâu sắc.
Viết về bà mẹ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ độc đáo và rất hay. Nó đã được phổ nhạc thành ca khúc từng làm rung động hàng triệu trái tim. Bà mẹ được nói đến là bà mẹ người Tà-ôi có một tình thương mênh mông: thương con, thương làng đói, thương bộ đội, thương đất nước. Bài thơ có 3 khúc ca được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị Thiên.
Bài thơ này được sáng tác rất nhanh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Cuối bài thơ ghi rõ ngày 25 tháng 3 năm 1971 – Trần Phương Trà kể lại “một lần về đến nhà, chưa kịp đặt gùi gạo xuống, với chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Điềm ngồi vào bàn ghi ngay bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” rồi đưa cho tôi. Tôi thú vị đọc bài thơ và sung sướng nói với Điềm. Đây là một bài thơ hay viết về đồng bào dân tộc thiểu số. Xin chúc mừng Điềm”. Bài thơ mang tên khác là Khúc hát ru. Điểm mới mẻ đầu tiên là có hai người ru em cu Tai. Tác giả và người mẹ Tà-ôi. Hai người ru, hai lời ru – Những lời ru ấy quấn quýt, vừa nói về hiện thực, vừa nói về ước mơ, vừa ru em, nhưng cũng ca ngợi mẹ em. Đây là một cách tân trong kết cấu lời ru làm cho “khúc hát” có một sự hòa thanh mới lạ.
Nếu như trong những năm tháng chống Pháp có hình ảnh người bà của “Bằng Việt” trong “Bếp lửa” làm hậu phương vững chắc để con ra tiền tuyến. Thì những năm tháng chống Mỹ ác liệt lại nổi bật với hình ảnh người mẹ Tà- ôi của Nguyễn Khoa Điềm vừa là hậu phương vững chắc, vừa tham gia hỗ trợ cách mạng. Người mẹ Tà ôi hiện lên trong bài thơ với hình ảnh bình dị mà vô cùng vĩ đại. Người mẹ ấy yêu thương con và tình yêu thương ấy gắn với tình yêu buôn làng, yêu đất nước, với ý chí kiên cường, với khát vọng tự do giải phóng đất nước. Bài thơ bằng giọng điệu tha thiết, ngọt ngào qua những khúc ru em đã khơi gợi trong lòng mỗi người niềm thương, niềm tin yêu về người hùng thầm lặng- người mẹ Tà- ôi, là đại diện tiêu biểu cho bao người mẹ trên đời.
Những người mẹ Việt Nam trong chiến tranh tuy là những người phụ nữ bình thường nhưng chẳng hề tầm thường. Ở họ, không chỉ có sự yêu thương, đức hy sinh cao cả mà còn có lòng dũng cảm, sự bền bỉ và kiên cường của những người lính cụ Hồ. Em đã từng rung động trước tình thương của người mẹ khi đọc những vần thơ của Chế Lan Viên trong “Con cò”, từng tự hào biết bao trước bóng hình mẹ Suốt, ngày ngày vững tay lái đưa đò những người chiến sĩ qua sông trong thơ Tố Hữu. Và càng thương hơn, cảm phục hơn nữa những người mẹ Việt Nam anh hùng khi được học bài thơ “Khúc hát Ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, bài thơ được viết vào năm 1948, những ngày kháng chiến khói lửa với thực dân.
Trong những năm tháng kháng chiến chống ngoại xâm gian lao của dân tộc, mọi tình cảm cá nhân của mỗi con người đều gắn bó sâu đậm với tình yêu quê hương đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp, người đọc biết đến một ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân – một người nông dân có tình yêu làng gắn bó với tình yêu đất nước thiêng liêng. Và trong kháng chiến chống Mỹ, ta biết đến một Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. Xuyên suốt bài thơ là lời người mẹ dân tộc Tà-ôi ru con mà “Trong lời ru của bà mẹ Tà-ôi không chỉ có tình yêu thương còn tha thiết mà còn có cả tình cảm và nhận thức về hành động cách mạng của người dân yêu nước.
Những người mẹ Việt Nam trong chiến tranh tuy là những người phụ nữ bình thường nhưng chẳng hề tầm thường. Ở họ, không chỉ có sự yêu thương, đức hy sinh cao cả mà còn có lòng dũng cảm, sự bền bỉ và kiên cường của những người lính cụ Hồ. Em đã từng rung động trước tình thương của người mẹ khi đọc những vần thơ của Chế Lan Viên trong “Con cò”, từng tự hào biết bao trước bóng hình mẹ Suốt, ngày ngày vững tay lái đưa đò những người chiến sĩ qua sông trong thơ Tố Hữu. Và càng thương hơn, cảm phục hơn nữa những người mẹ Việt Nam anh hùng khi được học bài thơ “Khúc hát Ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, bài thơ được viết vào năm 1948, những ngày kháng chiến khói lửa với thực dân.
Thơ ca thế giới nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng có biết bao bài thơ viết về mẹ. Chúng ta biết đã biết đến những trang thơ đằm thắm tình thương dành cho mẹ trong “Người mẹ nuôi” hay Chiều đông” của Puskin hay nỗi lòng nhớ thương, niềm ủi an, động viên mẹ nơi quê nhà qua từng dòng chữ của Esenin trong bài “Thư gửi mẹ”. Đến với văn học nước nhà, ta được thưởng thức những áng thơ tuyệt với thể hiện niềm yêu, sự kính trọng mẹ trong thơ Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh hay Chế Lan Viên. Đặc biệt, đến với thơ Nguyễn Khoa Điềm, ta được tiếp xúc với một thi phẩm bất hủ ca ngợi sức sống trong lao động, sự đấu tranh bền bỉ trong kháng chiến và niềm thương con vô bờ bến của người mẹ, đó là thi phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.